Nhiều trường lao đao vì sinh viên "ảo"

Nhiều trường lao đao vì sinh viên "ảo"
Ngày 19/9, chỉ có hơn 1.000 trong số 3.200 thí sinh trúng tuyển khối B vào ĐH Nông nghiệp 1, đến nhập học. Tỷ lệ sinh viên “ảo” lớn khiến lãnh đạo trường tức tốc báo cáo Bộ về việc xét tuyển NV 3.

Đây không phải là nạn nhân duy nhất của tình trạng trúng tuyển ảo năm nay.

Ông Đỗ Duy Dự, thường trực Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2005 cho biết, ĐH Nông nghiệp 1 sẽ xét tuyển 80 chỉ tiêu vào các ngành Tin học và Khoa học đất.

Thời gian nhận hồ sơ 10 - 25/9. Đây là ĐH công lập duy nhất ở phía Bắc tham gia xét tuyển nguyện vọng 3. Điểm đặc biệt nữa là trường này không tham gia xét tuyển nguyện vọng 2.

Theo Bộ GD-ĐT, tổng số chỉ tiêu nguyện vọng 3 của cả nước là 10.210 (khối ĐH là 6.259). Trong đó, có 10 ĐH công lập sẽ tham gia xét tuyển.

Ảo vì thí sinh trúng tuyển cả 2 khối

Theo Hiệu phó ĐH Nông nghiệp 1 Nguyễn Văn Muôn, tuần qua, trường đã làm thủ tục nhập học cho các tân sinh viên. Trong khi các thí sinh trúng tuyển khối A đến rất đông thì các bàn nhận thí sinh trúng tuyển khối B lại khá hiu hắt. Năm học này, ĐH Nông nghiệp 1 tuyển 2.500 chỉ tiêu.

"Tình trạng thí sinh khối B đến nhập học ít đã xảy ra từ vài năm gần đây. Năm nay, chúng tôi đã lường đến tình huống này và gọi vượt chỉ tiêu khá nhiều. Tuy nhiên, trường vẫn thiếu sinh viên do số thí sinh khối B trúng tuyển đến nhập học chỉ đạt 40%", ông Muôn nói.

Theo lãnh đạo nhiều trường, tình trạng thí sinh trúng tuyển ảo là do việc tổ chức thi làm 2 đợt (đợt 1 khối A và đợt 2 cho các khối B, C, D). Nhiều thí sinh thi cả 2 khối, phổ biến là khối A và B do khối thi này có môn Toán, Hóa trùng nhau.

Những thí sinh giỏi có thể trúng tuyển vào cả 2 trường và thường chọn trường khối A. Trong khi đó, các em chỉ được nhập học vào 1 trường, gây nên tình trạng ảo.

Trúng tuyển NV2 vẫn tiếp tục xét tuyển NV3

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thí sinh trượt nguyện vọng 1 nhưng có điểm thi trên sàn sẽ được cấp 2 phiếu xét tuyển nguyện vọng 2, 3. Tuy nhiên, quy chế không cấm thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 2 không được xét tuyển nguyện vọng 3 hoặc dự thi vào CĐ địa phương. Theo ông Đỗ Duy Dự, đây là cũng một nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng ảo.

Mùa tuyển sinh này, ĐH Thương mại Hà Nội chỉ có 220 chỉ tiêu khối CĐ. Nhưng với mức trúng tuyển nguyện vọng 2 là 17,5 điểm, có tới 280 thí sinh đủ điều kiện vào trường. Nếu so sánh với số chỉ tiêu đào tạo, mức tuyển này vượt 30%. Mặc dù vậy, Hiệu trưởng ĐH Thương mại Nguyễn Bách Khoa vẫn lo số sinh viên đến nhập học sẽ không đủ chỉ tiêu.

"Năm ngoái, tỷ lệ sinh viên hệ CĐ đến nhập học chỉ đạt 70%. Nhiều em trúng tuyển vào CĐ Thương mại đồng thời cũng trúng tuyển vào CĐ địa phương. Một số em đã nộp hồ sơ, sau đó lại đến trường xin rút lại", ông Khoa nói.

Tại khu vực phía Nam, do nguồn tuyển hạn chế, cuộc cạnh tranh giữa các ĐH dân lập và CĐ địa phương dự báo sẽ rất 'khốc liệt'. Tỷ lệ trúng tuyển ảo dự báo cũng sẽ nhiều hơn, khi 1 thí sinh có quá nhiều nơi "mời gọi".

Thậm chí, một số thí sinh điểm cao, đã trúng tuyển nguyện vọng 2 nay tiếp tục đâm đơn xét tuyển nguyện vọng 3, tìm cơ hội mới.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.