Điều chỉnh chế độ hưu trí
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016: Từ 1/1/2018, lao động nam đạt 31 năm đóng BHXH và lao động nữ 30 năm đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu tương đương 75% mức đóng BHXH hàng tháng. Việc tính tuổi hưu như trên căn cứ vào quy định hiện hành của Luật Lao động: Nam nghỉ hưu ở tuổi 60 và nữ ở tuổi 55.
Quy định về tiền lương tháng đóng BHXH có hiệu lực từ 1/1/2018
Xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH
Từ ngày 1/1/2018 người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng phải tham gia đóng BHXH bắt buộc. Đồng thời, cũng từ ngày 1/1/2018, quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Quy định về tiền lương tháng đóng BHXH
Theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 4 và điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47 ngày 16/11/2015 của Bộ LĐ-TB&XH, tiền lương đóng BHXH gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
Từ năm 2018, người lao động sẽ phải đóng BHXH bao gồm cả các khoản bổ sung khác. Điều này đồng nghĩa với việc nền tiền lương đóng BHXH sẽ tăng lên.
Về vấn đề này, cả đại diện Bộ LĐ-TB&XH và BHXH Việt Nam đều khẳng định, các khoản bổ sung khác ở đây là các khoản cố định có ghi trong hợp đồng lao động, mức tăng nền tiền lương đóng BHXH sẽ không tăng đáng kể so với trước năm 2018.
Từ 1/1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ mức đóng
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ mức đóng
Tỷ lệ phần trăm (%) hỗ trợ trên mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể: Bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; Bằng 10% đối với các đối tượng khác.