Nhiều ‘ông lớn’ BĐS nợ thuế trăm tỷ bị 'bêu' tên

TPO - 331 đơn vị nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất với số nợ lên đến gần 2.500 tỷ đồng vừa được Cục thuế Thành phố Hà Nội “bêu” tên trong tháng 7. Trong danh sách này có nhiều “ông lớn” bất động sản (BĐS) bị nêu tên với số nợ trăm tỷ.

Cục Thuế Thành phố Hà Nội tiếp tục công khai đợt tháng 7/2108 danh sách 331 đơn vị nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất với tổng số nợ gần 2.500 tỷ đồng. Đặc biệt, trong danh sách đợt này có 12 đơn vị có số nợ thuế, phí “khủng” với tổng nợ hơn 546 tỷ đồng và 16 doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất gần 1.300 tỷ đồng. 

Theo đó, đứng đầu danh 12 doanh nghiệp nợ thuế, phí hơn 546 tỉ đồng bị Cục thuế Thành phố Hà Nội công khai đợt tháng 7 này là Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội với số nợ hơn 111 tỷ đồng. Tiếp đó phải kể đến là Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện tử công nghiệp Việt Nam nợ hơn 80 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Viglacera nợ hơn 60 tỷ đồng, Coma 1- Chi nhánh Tổng công ty cơ khí xây dựng nợ hơn 40 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) nợ hơn 33 tỷ đồng; Công ty Cổ phần xây dựng số 11 (Vinaconex 11) nợ hơn 32 tỷ đồng…

Trong khi đó, đứng đầu trong danh sách 16 chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 với hơn 342 tỷ đồng. Kế tiếp là Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà với hơn 158 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Quốc tế CT Việt Nam hơn 121 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn gần 87 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội gần 67 tỷ đồng; Công ty cổ phần thương mại xây dựng 379 hơn 38 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Thịnh gần 37 tỷ đồng; Công ty Cổ phần công trình và thương mại Giao thông Vận tải hơn 29 tỷ đồng; Công ty TNHH đầu tư và quản lý tòa nhà Ion Complex hơn 28 tỷ đồng... 

Trong danh sách 331 đơn vị mà của Cục Thuế Thành phố Hà Nội vừa công bố, còn nhiều doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính như: Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 nợ hơn 66 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Contrexim - Đầu tư và Xây lắp cao tầng nợ gần 13 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 Thăng Long nợ gần 15 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng nợ hơn 14 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng số 10 Thăng Long nợ gần 12 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 128 - Cienco 1 nợ hơn 9 tỷ đồng, Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Địa Ốc Viễn Đông nợ hơn 12 tỷ đồng, Công ty Cổ phần thương mại - xây dựng Vietracimex Hà Nội nợ hơn 4 tỷ đồng…

Cơ quan thuế cho biết, đơn vị đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhưng các đơn vị chưa nộp đủ số tiền còn nợ vào ngân sách nhà nước. Do đó,Cục Thuế thực hiện công khai đối với các đơn vị này trước khi áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.

Cũng theo Cục thuế Thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2018 đến nay, đơn vị đã đăng công khai trên trang Website của Cục này 90 đơn vị nợ tiền thuế, phí, các khoản thu liên quan đến đất với tổng số tiền nợ đã đăng công khai là 1.474 tỷ đồng. Kết quả sau khi đăng công khai đã có 198 doanh nghiệp và dự án nộp hơn 47 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.