Nhiều doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng

Nhiều doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng
TPO - Tám Cty tư nhân đầu tư xây trạm BTS (trạm thu, phát sóng) vừa ký đơn kêu cứu lên Thủ tướng, tố Viettel đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê trạm BTS, trái chỉ đạo của Thủ tướng.
Trạm thu BTS. Ảnh minh họa
Trạm thu BTS. Ảnh minh họa.

Theo đơn kêu cứu, cuối tháng 4-2012, nhiều DN đang sở hữu trạm BTS cho EVN Telecom thuê đã nhận được văn bản của phía Viettel, đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu tháo dỡ trạm BTS, do không phù hợp sau khi sáp nhập, với một số trạm BTS được ký lại hợp đồng thì phải giảm giá còn 1/3 so với giá cũ...

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, trái với Quyết định 2151 của Thủ tướng Chính phủ, về sáp nhập EVN Telecom vào Viettel. Bởi theo quyết định này, Viettel phải tiếp nhận nguyên trạng, trong đó gồm cả các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác của EVN Telecom.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện riêng địa bàn Hà Nội có khoảng 400 trạm BTS của hơn 20 doanh nghiệp đã đầu tư trạm BTS, đã ký hợp đồng cho EVN Telecom thuê từ 5-10 năm. Hiện các hợp đồng này mới thực hiện được từ 6 tháng đến hơn 2 năm.

Nếu Viettel đơn phương chấm dứt hợp đồng, sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp này cả trăm tỷ đồng. Còn nếu có được Viettel ký lại, nhưng với giá cho thuê giảm 1/3 (từ khoảng 9-11 triệu đồng, nay chỉ còn 3-4 triệu đồng) thì không đủ để doanh nghiệp trả tiền thuê đất của dân.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.