Nhiều công ty tài chính đe dọa người vay khi đòi nợ

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TP - Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng khiếu nại chủ yếu tập trung vào các công ty tài chính về dịch vụ cho vay tiêu dùng với nhiều hành vi có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ...

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2018, xét theo ngành hàng và lĩnh vực, ngành hàng được yêu cầu tư vấn giải quyết khiếu nại và được phản ánh tới Cục nhiều nhất làt tài chính, ngân hàng, bảo hiểm với 372 trường hợp, chiếm khoảng 37,68%. Nhóm dịch vụ cũng nhận được nhiều phản ánh từ các khách hàng là điện thoại, viễn thông với 108 trường hợp, chiếm 10,94% và nhóm đồ điện tử gia dụng (100 trường hợp, chiếm 10,13%) .

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng khiếu nại chủ yếu tập trung vào các công ty tài chính về dịch vụ cho vay tiêu dùng với nhiều hành vi có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng như: cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, gây nhầm lẫn. Nhiều công ty tài chính sử dụng mẫu hợp đồng có cỡ chữ nhỏ, không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng sau khi ký. Ðặc biệt, khi thu hồi nợ, nhiều công ty sử dụng các biện pháp mang tính chất đe dọa, gây áp lực ảnh hưởng đến uy tín, tâm lý của người tiêu dùng.

Hà Nội và TPHCM là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (tương ứng 288 và 185 vụ việc chiếm tỷ lệ lần lượt là 29,17% và 18,74% tổng số khiếu nại). Hai thành phố này chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành xếp sau đó như Ðồng Nai, Bình Dương, Cà Mau, Long An, Cần Thơ với tỷ lệ khoảng 1 - 4 %.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng khiếu nại chủ yếu tập trung vào các công ty tài chính về dịch vụ cho vay tiêu dùng với nhiều hành vi có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng như: cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, gây nhầm lẫn.
MỚI - NÓNG