Nhiều chế độ đãi ngộ với các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO- Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ ban hành Dự thảo Quyết định Quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài.

 > TPHCM: Thủ tục làm nản lòng nhà khoa học

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo dự thảo này, sẽ có nhiều chế độ đãi ngộ để thu hút các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài.

Cụ thể, các nhà khoa học là người nước ngoài và nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được đảm bảo sinh hoạt phí, chỗ ở, chỗ làm việc, phương tiện đi lại;

Được cấp thị thực xuất nhập cảnh (kể các các thành viên gia đình) có giá trị sử dụng nhiều lần phù hợp với thời gian làm việc; Được miễn thuế thu nhập cá nhân; được hưởng bảo hiểm trong thời gianlàm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Được phép tạm nhập, tái xuất các phương tiện giao thông cá nhân; được miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, tài liệu khoa học, nguyên vật liệu do nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài tài trợ hoặc phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; Được hưởng ưu tiên trong các dịch vụ của Nhà nước như đi lại, học tập, chữa bệnh (kể cả đối với thành viên gia đình);

Được mua, thuê nhà với giá ưu đãi và làm thủ tục thuận lợi nhất; Được ưu đãi trong việc thuê hoặc mua trả góp trong nhiều năm đối với đất đại, nhà xưởng phục vụ đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; Được chủ trì và tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, các chương trình đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sỹ.

Bên cạnh đó, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và các công nghệ được chuyển giao, được ưu đãi về lệ phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với pháp luật của Việt Nam và quốc tế; Được thỏa thuận với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam về ký hợp đồng lao động theo quy định của luật pháp Việt Nam, trong đó quy định rõ định mức thù lao, mức lương, các chế độ được hưởng, các chi phí liên quan đến công bố và đăng ký kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài;

Được đảm nhiệm giữ các chức vụ quản lý cấp trường, cấp khoa, cấp bộ môn và các vị trí chủ chốt trong các dự án trọng điểm về khoa học và công nghệ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra sẽ được ưu tiên bổ nhiệm chức danh phó giáo sư, giáo sư; phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân; được khen thưởng, vinh danh nếu có thành tích xuất sắc trong thời gian làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Cũng theo dự thảo, chính sách đầu tư để thu hút các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài nhà nước cần đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia liên thông với quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học; tập trung đầu tư phòng thí nghiệm cùng với các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm theo các lĩnh vực chuyên môn ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi tương đương với các cơ sở ở nước ngoài,...

Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ cở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện cho các trường đại học có đề tài, dự án nghiên cứu chung với nhà khoa học là người nướ ngoài và nhà khoa học, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.