Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm: Nhà máy cam kết, dân trở về nhà

Bãi xỉ than gây ô nhiễm môi trường đang được lu lèn, phủ bạt che đậy
Bãi xỉ than gây ô nhiễm môi trường đang được lu lèn, phủ bạt che đậy
TP - Liên quan đến việc Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đổ bụi xỉ gây ô nhiễm môi trường, Tổng Cty Phát điện 3 cho biết, 10 ngày tới sẽ không tiến hành đổ xỉ than ra bãi thải xỉ. Toàn bộ tro xỉ trong quá trình vận hành nhà máy sẽ được lưu lại tại kho than của nhà máy để xử lý tình trạng phát tán tro bụi.

Vừa qua trong quá trình nghiệm thu để chính thức đưa các tổ máy vào vận hành, doanh nghiệp trên đã phát tán bụi (khi vận chuyển tro xỉ và tại bãi thải xỉ) gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

 Theo doanh nghiệp này, do thời tiết khô hạn nắng nóng kéo dài, đặc biệt từ 6h ngày 14/4/2015, gió xoáy và lốc mạnh bất thường khiến bụi xỉ, bụi đất phát tán ở nhiều nơi. Trong khi đó, hệ thống cung cấp nước chính thức ra bãi thải xỉ của nhà máy và các hệ thống phụ trợ của bãi thải xỉ chưa được hoàn thiện với đầy đủ công năng theo thiết kế.

Ngoài ra, đường vận hành phục vụ vận chuyển tro xỉ của nhà máy ra bãi thải xỉ đang trong quá trình thi công hoàn thiện, cùng với Dự án mở rộng Quốc lộ 1A, nên trong thời gian qua, các xe vận chuyển tro xỉ phải tạm thời đi qua đường dân sinh.

Để giải quyết tình trạng này, Tổng Cty Phát điện 3, Cty Nhiệt điện Vĩnh Tân đã và đang khẩn trương làm sạch, gia cố đường dân sinh trong thời gian hoàn thiện đường vận hành chính thức; giám sát không cho phép các xe chở xỉ che chắn không kỹ lưỡng tham gia vận chuyển, hạn chế tối đa phát tán bụi ra môi trường.

Cùng đó tăng cường tưới nước đường vận chuyển tro xỉ và bên trong khu vực bãi thải xỉ, tăng số lượng xe tưới từ 4 xe trước đây lên 10 xe; gia cố đường tạm song song với đường vận hành đi qua hầm chui Quốc lộ 1A để vận chuyển nước tưới. Đơn vị cũng quy hoạch lại việc đổ tro xỉ, san gạt, lu lèn, phun nước, che phủ bạt địa kỹ thuật bên trong bãi thải xỉ nhằm ngăn chặn tình trạng gió cuốn tro xỉ bay lên tạo thành bụi. Hiện tại đã phủ bạt được khảng 3.000 m2 bãi thải xỉ.

“Cty cam kết với người dân và chính quyền địa phương trong thời gian 10 ngày tới sẽ không tiến hành đổ xỉ than ra bãi thải xỉ. Toàn bộ tro xỉ trong quá trình vận hành nhà máy trong thời gian này sẽ được lưu lại tại kho than của nhà máy để tập trung xử lý tình trạng phát tán tro bụi”, Tổng Cty Phát điện 3 cho biết.

Cũng theo đại diện Tổng Cty Phát điện 3, tình trạng phát tán bụi ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận sẽ được hạn chế đáng kể và khắc phục hoàn toàn khi hoàn thành mở rộng cầu nhiệt điện trên Quốc lộ 1A và đường vận chuyển tro xỉ riêng của Nhà máy ra bãi thải xỉ; hoàn thiện hệ thống cung cấp nước chính thức ra bãi thải xỉ cùng với các hệ thống phụ trợ. Hiện tại, những công tác này đang được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giám sát, đôn đốc đơn vị đẩy nhanh tiến độ, dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2015.

Nhân dân giám sát xử lý ô nhiễm

 Sáng qua 16/4, Quốc lộ 1A đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã thông thoáng trở lại khi người dân trở về nhà sau gần 2 ngày chặn xe phản đối ô nhiễm môi trường từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Cùng ngày, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân gấp rút thực hiện việc khắc phục ô nhiễm môi trường.

Ông Lê Ngọc Sanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, cho biết Chính phủ đã có công điện chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu Trung tâm điện lực Vĩnh Tân thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động ở Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. “Chính quyền địa phương và đại diện nhân dân đã thực hiện việc kiểm tra giám sát nhà máy thực hiện các biện pháp xử lý môi trường”- ông Sanh nói.

Xác định việc dân phản đối yêu cầu nhà máy khắc phục ô nhiễm là đúng, song ông Sanh cho rằng hành động tràn ra đường làm cản trở giao thông, chặn xe kéo dài hơn 30km trên quốc lộ là sai. Cùng với việc giám sát nhà máy khắc phục ô nhiễm môi trường, chính quyền, các đoàn thể huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Tân đã gặp gỡ, ổn định tư tưởng người dân.        

Mạnh Thắng

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.