Nhật dọa bắn máy bay Trung Quốc

Nhật dọa bắn máy bay Trung Quốc
TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tuyên bố lực lượng phòng vệ nước này sẽ bắn cảnh cáo bất kỳ máy bay Trung Quốc nào làm ngơ những cảnh báo rời khỏi không phận gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật dọa bắn máy bay Trung Quốc

> Trung Quốc điều chiến đấu cơ J–10 tới biển Hoa Đông
> Nhật diễn tập nhảy dù đối phó với các ‘mối đe dọa’
> Thủ tướng Nhật hé lộ ‘khối kim cương’ kiềm tỏa Trung Quốc trên biển

TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tuyên bố lực lượng phòng vệ nước này sẽ bắn cảnh cáo bất kỳ máy bay Trung Quốc nào làm ngơ những cảnh báo rời khỏi không phận gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Một máy bay Trung Quốc tại không phận phía trên Senkaku/Điếu Ngư ngày 13-12-2012. Ảnh: JCG
Một máy bay Trung Quốc tại không phận phía trên Senkaku/Điếu Ngư ngày 13-12-2012. Ảnh: JCG.

“Chúng tôi có những biện pháp sẵn sàng đáp trả phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera trả lời trong cuộc họp báo hôm 15-1 khi được một phóng viên Hongkong hỏi liệu Nhật Bản có nổ súng nếu máy bay Trung Quốc vi phạm không phận nước này hay không.

Những tuyên bố trên của ông Onodera nhằm mục đích cảnh báo rằng Trung Quốc đang trong tầm kiểm soát bằng cách cho thấy lực lượng phòng vệ (SDF) sẽ đối phó như thế nào khi Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ.

SDF từng bắn cảnh cáo máy bay Trung Quốc vào năm 1987, khi chiếc máy bay giám sát điện tử Tu-16 của Xô Viết cũ vi phạm không phận Nhật Bản phía trên Okinawa.

Luật của SDF cho phép Bộ trưởng Quốc phòng ra lệnh SDF buộc các máy bay nước ngoài xâm phạm không phận Nhật Bản phải hạ cánh hoặc rời khỏi khu vực.

SDF vừa xây dựng các thủ tục trong nội bộ dành cho các phi công. Đầu tiên, phi công sẽ phát tín hiệu cảnh báo qua sóng vô tuyến, yêu cầu máy bay nước ngoài rời khỏi không phận Nhật Bản. Thứ hai, phi công sẽ gửi các tín hiệu trực quan bằng cách "vẫy" máy bay. Cuối cùng, nếu máy bay nước ngoài vẫn làm ngơ trước các tín hiệu, họ sẽ bắn cảnh cáo.

Đáp lại cảnh báo từ phía Nhật Bản, hôm qua, 16-1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay, Trung Quốc đang ở trong tình trạng báo động cao vì Nhật Bản đang làm cho tình hình trở nên càng căng thẳng trên Senkaku/Điếu Ngư.

Ông Hồng đề cập đến việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ra lệnh bắn cảnh báo máy bay Trung Quốc vi phạm không phận Nhật.

Ông cho rằng "việc các tàu và máy bay của Trung Quốc tuần tra trong vùng nước và không phận ở Điếu Ngư là nhiệm vụ bình thường nhằm thực hiện chủ quyền trên quần đảo này".

Trong khi đó, hôm 14-1, Quân đội Nhân dân Trung Hoa (PLA) đặt mục tiêu tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị các tình huống chiến tranh thật sự qua các cuộc tập trận năm nay.

“Trong năm 2013, mục tiêu của toàn quân là tăng cường khả năng chiến đấu, chiến thắng một cuộc chiến... chuẩn bị tốt cho một cuộc chiến tranh bằng thao luyện chăm chỉ và nghiêm ngặt trên nền tảng chiến đấu thực sự”, nhật báo Quân đội Nhân dân Trung Quốc hôm 14-1 cho hay. Đồng thời, tờ báo này cũng đề cập đến môt bản kế hoạch huấn luyện của Bộ tổng tham mưu PLA gửi đến toàn lực lượng.

Theo China Daily, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu các sĩ quan của PLA phải áp dụng tiêu chuẩn thực tế chiến đấu trong việc huấn luyện và tăng cường nhận thức của các binh sĩ về điều này. Đồng thời, Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tái xác nhận nhiệm vụ cốt lõi của PLA là tăng cường năng lực phát động các cuộc chiến tranh khu vực trong thời đại thông tin và tiến hành các hoạt động quân sự đa dạng. Trước đó vài ngày, ông Tập Cận Bình còn ra lệnh cho PLA xây dựng một lực lượng tên lửa hùng mạnh.

Thời gian qua, các tàu và máy bay Trung Quốc thường xuyên xuất hiện quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Tokyo phải điều các chiến đấu cơ ra ngăn chặn.

Quan hệ Trung-Nhật xấu đi từ tháng 9 năm ngoái, khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo thuộc nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Sự kiện này làm bùng lên hàng loạt các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc.

Phan Yến
Theo AshashiShimbun, Sina

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.