Các nhà khoa học có thể sản xuất một cách an toàn "interferon beta", một loại protein được sử dụng để điều trị các bệnh như chứng đa xơ cứng và viêm gan, bằng cách nuôi gà mái, giá thuốc hiện tại lên tới 100.000 yen (888 USD) cho một vài microgrammes - có thể giảm đáng kể, tờ Yomiuri Shimbun cho biết trong phiên bản tiếng Anh của mình.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Quốc gia (AIST) ở khu vực Kansai đã bắt đầu quá trình này bằng cách đưa các gen sản sinh interferon beta vào tế bào vốn là tiền thân của tinh trùng gà.
Trứng chứa "interferon beta" có khả năng chữa ung thư.
Sau đó họ sử dụng các tế bào này để thụ tinh trứng và tạo ra gà mái được thừa hưởng những gen đó, có nghĩa là gà đã có thể đẻ trứng có chứa chất chống bệnh. Các nhà khoa học hiện có 3 con gà có trứng chứa thuốc, trong đó có con đẻ trứng gần như hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu dự định bán thuốc cho các công ty dược phẩm, giảm giá một nửa, vì vậy các công ty có thể sử dụng nó trước như một vật liệu nghiên cứu, tờ báo cho biết.
Người tiêu dùng có thể phải đợi một thời gian, vì Nhật Bản có các quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc giới thiệu các sản phẩm dược phẩm mới hoặc dược phẩm nước ngoài với các quy trình kiểm tra thường phải mất nhiều năm để hoàn thành.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng, bước đột phá về công nghệ sẽ giúp giảm chi phí thuốc xuống còn 10% giá hiện tại. Không thể tiếp cận được các quan chức của viện để đưa ra bình luận.
Can thiệp vào di truyền luôn là chủ đề gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại cho khoa học và y tế. Gà đẻ trứng vàng" chỉ là câu thành ngữ, gà đẻ ra thuốc mới là chuyện có thật.