Nhật Bản phô diễn khả năng đánh chặn của tên lửa SM-3

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cuộc thử nghiệm tên lửa SM-3 được tàu khu trục JS Maya và JS Haguro của Nhật Bản tiến hành ngoài khơi quần đảo Hawaii của Mỹ từ tuần trước, nhưng thông tin chỉ được Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản công bố hôm 21/11.

Đây là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ biển của Nhật Bản thực hiện đánh chặn mục tiêu bằng cả hai biến thể SM-3 Block IB và SM-3 Block IIA với sự hợp tác của Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, theo Military Leak.

Nhật Bản phô diễn khả năng đánh chặn của tên lửa SM-3 ảnh 1

Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản thử nghiệm khả năng đánh chặn của tên lửa SM-3 trong cuộc thử nghiệm hôm 16/11. Ảnh: JMSDF

Nhật Bản phô diễn khả năng đánh chặn của tên lửa SM-3 ảnh 2

Một tên lửa được phóng từ tàu tuần dương Aegis USS Lake Erie. Ảnh: Wikipedia

SM-3 (RIM-161 Standard Missile 3) là tên lửa đánh chặn ngoài khí quyển có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa, khi mục tiêu bay hành trình trong không gian. Tính linh hoạt của tên lửa đánh chặn SM-3 ở cả trên đất liền và trên biển cho phép Nhật Bản sử dụng phòng thủ ở mọi khu vực, tầm bao phủ rộng.

Nhật Bản phô diễn khả năng đánh chặn của tên lửa SM-3 ảnh 3

Ảnh: Wikipedia

SM-3 có một số biến thể IA , IB và IIA. Trong đó, tên lửa đánh chặn thế hệ mới SM-3 Block IB có kết cấu 4 tầng, đường kính 0.34 m, vận tốc bay 3 km/s. Tên lửa được trang bị hệ thống máy tính xử lý thông tin, hệ thống dẫn đường, thiết bị tự dẫn quang-điện… Nó có thể đạt vận tốc bay lên đến 9.600 km/h và có thể đánh chặn các mục tiêu ở độ cao tới 700 km.

Nhật Bản phô diễn khả năng đánh chặn của tên lửa SM-3 ảnh 4

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB phóng từ tàu USS Lake Erie. Ảnh: armyrecognition

Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất được thiết kế để đối phó tên lửa đạn đạo tầm trung, chúng được đánh giá là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất thế giới. So với phiên bản tiền nhiệm, Block IIA có động cơ tên lửa lớn hơn cho phép nó bảo vệ các khu vực rộng hơn. Đầu đạn động học của tên lửa đánh chặn đã được tăng cường, cải thiện các chức năng tìm kiếm, phân biệt, thu thập và theo dõi cũng như giải quyết các mối đe dọa.

Nhật Bản phô diễn khả năng đánh chặn của tên lửa SM-3 ảnh 5

Một tên lửa SM-3 IIA trong lần phóng đầu tiên. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tương tự SM-3 Block IB, tên lửa SM-3 Block IIA cũng có thiết kế 4 tầng bao gồm 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn; chiều dài 6,55 m; sải cánh 1,53 m và đường kính 0.54 m. Kích cỡ, độ chính xác và tầm bắn lớn hơn các phiên bản trước giúp nó có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách tối đa 2.500 km và độ cao 100 km.

Các chiến hạm mang tên lửa SM-3 Block IIA có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) sau khi nó rời bệ phóng hoặc trước giai đoạn hồi quyển.

MỚI - NÓNG