Nhật Bản định tái khởi động lò phản ứng hạt nhân 44 năm tuổi

0:00 / 0:00
0:00
Một tàu cá đánh bắt gần nhà máy điện hạt nhân Mihama. (Ảnh: Reuters)
Một tàu cá đánh bắt gần nhà máy điện hạt nhân Mihama. (Ảnh: Reuters)
TPO - Một chuyên gia về giám sát điện hạt nhân của Nhật Bản vừa lên tiếng cảnh báo về kế hoạch của chính phủ nước này nhằm tái khởi động lò phản ứng 44 năm tuổi.

Công ty điện lực Kansai, phụ trách cung cấp điện cho Osaka và các khu công nghiệp, cho biết sẽ khởi động lại lò phản ứng số 3 tại nhà máy điện Mihama ở miền tây Nhật Bản trong ngày 23/6.

Đây là lò cũ nhất sẽ được khởi động lại sau thảm hoạ hạt nhân tồi tệ năm 2011 ở Fukushima và cần được phê chuẩn đặc biệt để có thể kéo dài thời gian hoạt động quá giới hạn 40 năm. Hầu hết các lò phản ứng ở Nhật vẫn dừng hoạt động sau khi sự cố Fukushima phơi bày nhiều vấn đề về quản lý và giám sát.

Ông Tatsujiro Suzuki, cựu phó chủ tịch Uỷ ban năng lượng nguyên tử thuộc Văn phòng Nội các Nhật Bản, nói với Reuters rằng ông nghi ngờ việc làm thế nào mà kế hoạch tái khởi động lò này được chấp thuận.

Ông Suzuki bày tỏ quan ngại về khả năng thiếu minh bạch và dùng trợ cấp để xoa dịu dư luận nhằm có được sự chấp thuận.

Một trận động đất cực mạnh ở bờ biển đông bắc Nhật Bản vào tháng 3/2011 đã gây ra đợt sóng thần giết chết hơn 15.000 người và phá hỏng hệ thống làm mát của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daichi.

Các vụ nổ rung chuyển nhà máy và các thanh nhiên liệu tan chảy, gây ra những đám mây phóng xạ toả ra khắp một khu vực rộng. Một trong những nguyên nhân gây ra thảm hoạ khủng khiếp này là sự giám sát lỏng lẻo khiến công ty điện Tokyo Electric hạ thấp tính nghiêm trọng của cảnh báo sóng thần.

“Có vẻ ngành điện và chính phủ chưa học được bài học từ Fukushima”, ông Suzuki nói. Ông là thành viên ban cố vấn của uỷ ban an toàn hạt nhân thuộc quốc hội Nhật.

Các quan chức từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) đã đến tỉnh Fukui 110 lần trong 2 năm qua.

Một khoản trợ cấp 2,5 tỷ yen (23 triệu USD) được thông qua để hỗ trợ các cộng đồng địa phương trước khi thống đốc Fukui ký văn bản chấp thuận việc tái khởi động.

Kansai phụ thuộc rất nhiều vào điện hạt nhân, với khoảng một nửa sản lượng điện của tỉnh này được tạo ra bằng năng lượng nguyên tử.

Năm 2019, các giám đốc điều hành của công ty điện lực Kansai thừa nhận đã nhận tiền và quà trị giá 360 triệu yen từ quan chức của một thị trấn nơi đặt nhà máy điện hạt nhân.

“Tôi thấy họ vẫn không thay đổi, bất chấp vụ bê bối nhận tiền lại quả”, ông Suzuki nói.

Điện lực Kansai khẳng định họ đã thay đổi cách thức làm việc sau khi xảy ra vụ bê bối.

Điện lực Kansai dự kiến sẽ tái khởi động lò hạt nhân vào khoảng 10h sáng mai (giờ địa phương).

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.