Nhập viện vì để thầy cúng vẽ bùa lên mặt điều trị nhiễm trùng hàm mặt

Nhập viện vì để thầy cúng vẽ bùa lên mặt điều trị nhiễm trùng hàm mặt
Sáng ngày 9/11, cháu Nguyễn Khánh L, 32 tháng tuổi, nhà ở xã Trung An, Mỹ Tho, Tiền Giang được bà nội đưa vào phòng khám vì bị sốt cao, sưng vùng mặt trái.
Bác sĩ khám thấy trên mặt trái em sưng to, có nhiều chữ viết tượng hình màu đỏ trên gò má của em, khám trong miệng em thấy em có một chiếc răng bị sâu, chân răng sưng đỏ, có một ổ mưng mủ cạnh chân răng. Bác sĩ chẩn đoán em bị viêm mô tế bào má trái do biến chứng của răng, nên tiến hành rạch tháo mủ chân răng, cho kháng sinh, giảm đau và nằm viện theo dõi biến chứng nhiễm trùng toàn thân.

Đồng thời, bác sĩ cũng hỏi về chữ viết trên da mặt của L thì bà nội cháu cho biết mấy ngày trước thấy mặt cháu sưng nên cho đi thầy bùa vẽ thần chú trên mặt để mong trị hết sưng mặt cho cháu. Không ngờ, cháu không bớt sưng mặt mà còn bị sốt thêm. Bác sĩ giải thích cho bà nội của cháu L là khi bé bị bệnh nhiễm trùng, biểu hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau của một vùng nào đó của cơ thể thì phải đưa đi đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh và điều trị thích hợp, không nên đi điều trị bằng bùa chú bệnh sẽ nặng thêm.

Về chuyên môn, vùng hàm mặt có hệ thống mạch máu, thần kinh nuôi dưỡng phong phú, khi bị viêm nhiễm tại chỗ sẽ có phản ứng sưng nề nhanh, vùng hàm mặt liên quan chặt chẽ với sọ não, trực tiếp là nền sọ trước cho nên nhiễm trùng vùng hàm mặt dễ lan tràn lên nền sọ gây viêm não, màng não. Đây là biến chứng nặng và rất nguy hiểm, có thể để lại những di chứng rất nặng nề về thần kinh.

Nhiễm trùng vùng hàm mặt tuy không phải là bệnh tối nguy hiểm, nhưng hay có những biến chứng rất nặng nếu không được dự phòng và điều trị tích cực và có hiệu quả. Phòng ngừa viêm mô tế bào má do răng cần chú ý chăm sóc chăm sóc răng miệng cho bé từ khi có răng sữa cho đến răng vĩnh viễn như chải răng đúng cách và đúng thời điểm, tốt nhất nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt. Không nên cho bé ăn thức ăn có nhiều đường như các loại kẹo ngọt. Răng bị chấn thương gãy hoặc mẻ nếu răng đau nhức dai dẳng hoặc có những dấu hiệu áp-xe như nêu trên cần đi khám bác sĩ sớm. Bà con mình nên đưa các cháu di khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm, tuyệt đối không điều trị bằng bùa chú.

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG
Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'
Phó Chủ tịch Cần Thơ: Báo cáo hằng ngày nhưng 'gỡ hoài không ra'
TPO - Dù cố gắng dồn sức tháo gỡ ngay đầu năm, tháo gỡ cơ chế chính sách, làm cật lực nhưng quy mô nền kinh tế vẫn không tăng hơn nhiều so với các năm trước. Điều đó, cho thấy sự lớn mạnh của thành phố vẫn còn chậm, các bước nhịp chưa được nhanh, chưa có hoạt động đột phá để nâng cao giá trị…