Nhạc sỹ 'Có phải em mùa thu Hà Nội': Mơ một lần được đến…Hà Nội

TPO - Một mong ước lớn với nhạc sĩ Trần Quang Lộc chính là được ra Hà Nội. Đã 2 lần lẽ ra ông được ra Hà Nội. Một lần thì do Hội VHNT mời ra nhận giải ca khúc hay nhất nhưng ông lại bị bệnh. Lần sau, ra trong Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì ông lại kẹt việc nhà. 

Thông tin nhạc sĩ Trần Quang Lộc qua đời tại nhà riêng sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư khiến nhiều nghệ sĩ và khán giả không khỏi tiếc thương.

Cố nhạc sĩ sinh năm 1949 tại Quảng Trị, năm 20 tuổi ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Năm 1970 ông cho ra mắt tuyển tập nhạc đầu tiên mang tên "Hát trong dòng sông xưa".

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Trần Quang Lộc có khoảng 600 ca khúc, phần lớn trong số đó ông vừa viết nhạc vừa tự viết lời nhưng cũng có nhiều bài ông phổ thơ người khác. Nổi tiếng nhất là "Về đây nghe em" phổ thơ A Khuê và "Có phải em mùa thu Hà Nội" hay “Em còn nhớ Huế không”, “Chợt nghe em hát”,...Đến nay, có thể thấy các sáng tác của ông được thể hiện thành công nhất qua giọng ca của Hồng Nhung và Thu Phương trong khi danh ca Hương Lan là người đầu tiên thâu âm và trình diễn các nhạc phẩm của cố nhạc sĩ ở hải ngoại.

Đặc biệt, trong gia tài sáng tác đồ sộ của nam nhạc sĩ vừa rời cõi tạm, “Có phải em mùa thu Hà Nội “ được coi là nhạc phẩm nổi tiếng nhất được ông phổ nhạc từ bài thơ của cố thi sĩ Tô Như Châu, mang lại cho người nghe cảm giác lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với "hồn Trưng Vương sông Hát”.

Nhạc sỹ 'Có phải em mùa thu Hà Nội': Mơ một lần được đến…Hà Nội ảnh 1 Cố nhạc sĩ Trần Quang Lộc lúc sinh thời.

Theo đó, năm 1971, trong một lần giao lưu với nhóm thơ “Hàn Giang”, nhà thơ Tô Như Châu (Một người bạn nhưng lớn hơn nhạc sỹ cả chục tuổi) đã khoe với nhạc sỹ. “Tao có bài thơ này viết về Hà Nội hay lắm, mày thích tao cho”. Cầm bài thơ đánh máy dài gần 5 trang giấy, nhạc sỹ đọc lướt qua và những câu thơ lãng mạn thấm đẫm chất Hà Nội khiến nhạc sỹ sửng sốt.

“Nghe đâu đây, hồn Trưng Vương sóng hát..” “Bài thơ hay quá. Anh để em phổ nhạc cho”- Nhạc sỹ đã nói như thế.

Cả nhà thơ, cả nhạc sỹ đều chưa đến Hà Nội nhưng với họ, Hà Nội luôn là nơi rất đẹp, rất lãng mạn, nhất là vào mùa thu. Hơn nữa, vùng đất Đà Nẵng thời điểm đó cũng có nhiều người Hà Nội di cư đang sống, trong đó có cả những nghệ sỹ Hà Nội. Cùng sinh hoạt chung, những nghệ sỹ được nghe rất nhiều về Hà Nội với nỗi nhớ thương khắc khoải.

Nhạc sỹ kể: “Tôi được nghe kể về Hồ Gươm, về bãi sông Hồng, về những con phố nhỏ se lạnh chiều đầu thu. Tôi được nghe rất nhiều bài thơ, bài hát hay về Hà Nội và tôi đã mơ về Hà Nội rất nhiều”.

Chỉ trong một đêm nhạc sỹ đã hoàn thành ca khúc Có phải em mùa thu Hà Nội. Ông không phổ hết bài mà chỉ lựa những tứ thơ hay nhất để làm lên ca khúc tuyệt vời đậm chất Hà Nội. Khi vô Sài Gòn, nhạc sỹ đã chọn ca sỹ Thái Thanh để hát thử ca khúc này.

Cũng theo cố nhạc sĩ, "Có phải em mùa thu Hà Nội" được thể hiện lần đầu tiên qua giọng hát của danh ca Thái Thanh vào năm 1971 sau đó là Hồng Nhung và Thu Phương. Đây cũng chính là ca khúc làm nên tên tuổi của Thu Phương trong làng nhạc vào cuối thập niên 1990 và đến nay nó vẫn là một trong những nhạc phẩm về Hà Nội được ưa thích nhất.

Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng mặc dù nổi danh với “Có phải em mùa thu Hà Nội” nhưng kể từ khi sáng tác cho đến khi ra đi, cố nhạc sĩ vẫn chưa từng một lần đặt chân đến mảnh đất Hà thành.

Một mong ước lớn với ông chính là được ra Hà Nội. Đã 2 lần lẽ ra ông được ra Hà Nội. Một lần thì do Hội VHNT mời ra nhận giải ca khúc hay nhất nhưng ông lại bị bệnh. Lần sau, ra trong Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì ông lại kẹt việc nhà.

“Có lẽ là cái duyên anh ạ. Tôi chưa có duyên đến Hà Nội nên chưa đi. Nhưng tôi vẫn mong sẽ được ra Hà Nội dù chỉ một lần, được đến với không khí của mùa thu lá vàng, hồ Tây xao động hay con đường phố xào xạc. Được một lần đặt chân tới Hà Nội, biết đâu tôi sẽ lại có cảm hứng sáng tác thêm về nữa!”- nhạc sỹ từng tâm sự. 

Được biết trong 5 năm qua, cố nhạc sĩ Trần Quang Lộc phải điều trị ung thư. Sau phẫu thuật cắt bỏ bàng quang, ông bị chẩn đoán thêm ung thư phổi. Bệnh gây ảnh hưởng lên dây thần kinh, khiến một bên mắt ông bị hỏng. Ông từng nhiều năm điều trị ở Bệnh viện Bình dân (TP HCM). Từ đầu tháng 5, các bác sĩ cho ông về nhà ở Bà Rịa - Vũng Tàu sau ba năm điều trị. Những năm cuối đời, gia cảnh ông gặp nhiều khó khăn. Vợ ông phải thế chấp số đỏ nhà đang ở lấy tiền cho chồng chữa bệnh với chi phí hơn 200 triệu đồng. Cuối tháng 5, nhạc sĩ Nguyễn Quang - con trai cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 – đã làm đêm nhạc quyên góp giúp ông.

Theo lời bà Nguyễn Thị Thuận - vợ nhạc sĩ thì ông qua đời bình yên vì chuẩn bị sẵn tâm lý. Lễ viếng sẽ diễn ra vào ngày 8/6 tại nhà riêng.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.