Nhạc sĩ Doãn Nho, NSND Tự Long biểu diễn mở màn

TPO - Chương trình chính luận nghệ thuật "Tiến bước dưới quân kỳ" hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024). Chương trình gồm các tiết mục nghệ thuật và câu chuyện về sự hy sinh của các thế hệ đi trước.

Chương trình nghệ thuật chính luậnTiến bước dưới quân kỳ lên sóng tối 30/11 kể nhiều câu chuyện oai hùng, xúc động về thời chiến.

Một trong số đó là câu chuyện của gia đình Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tình báo Ba Quốc). Con trai của Thiếu tướng Đặng Trần Đức là ông Đặng Trần Thanh không được gặp bố từ nhỏ.

Nhạc sĩ Doãn Nho, NSND Tự Long biểu diễn mở màn ảnh 1Nhạc sĩ Doãn Nho, NSND Tự Long biểu diễn mở màn ảnh 2
Gia đình Thiếu tướng Đặng Trần Đức ở ngoài Bắc phải sống xa nhau hơn 2 thập kỷ.

Bà Đặng Thị Chính Giang - con gái Thiếu tướng Đặng Trần Đức - kể: "Bố nói với mẹ phải lấy một người để che đậy lý lịch để đi làm công tác. Mẹ tôi kể cũng choáng váng, mất mát. Bố nói với mẹ chỉ mất hai năm thôi, rồi lại sum họp nhưng không ngờ sau quyết định đó, 21 năm sau, cụ bà mới gặp được cụ ông. Người ta cứ nghĩ mẹ tôi bị chồng bỏ, bố tôi phản quốc". Thế nhưng suốt 21 năm, vợ của Thiếu tướng Đặng Trần Đức cố mạnh mẽ, không rơi một giọt nước mắt nào trước mặt con.

Bà Thanh - vợ Thiếu tướng Đặng Trần Đức - chỉ giải thích ngắn gọn với các con rằng bố không phản quốc. Niềm tin ấy giúp mẹ con bà Thanh vượt qua mọi gian khổ.

Trong thời chiến, đằng sau sự hy sinh luôn là nỗi đau của người ở lại. Nhiều người lính may mắn trở về sau chiến tranh nhớ lại những ngày phải tự tay chôn cất đồng đội. Có người buổi sáng được chôn, đến chiều đã bị bom đạn cày xới.

Tiến bước dưới quân kỳ cũng đem đến câu chuyện về mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Minh Thủy.

Nhạc sĩ Doãn Nho, NSND Tự Long biểu diễn mở màn ảnh 3Nhạc sĩ Doãn Nho, NSND Tự Long biểu diễn mở màn ảnh 4

Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Minh Thủy có cả chồng và con trai hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Năm 2008, bà Minh Thủy 57 tuổi, trở thành người phụ nữ Việt Nam trẻ tuổi nhất được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cả chồng và con trai của bà Lê Thị Minh Thủy đều công tác trong lực lượng không quân và hy sinh khi làm nhiệm vụ. Những kỷ vật của hai liệt sĩ được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

"Bố mất, tôi nói với con trai không nên đi bay nữa mà về với mẹ. Nhưng con không nghe, nói yêu nghề này và sẽ đi theo nghề của bố. Tôi tự hào vì chồng, con đã cống hiến cho đất nước, nhân dân, hy sinh để cứu người", bà Thủy kể.

Trung tướng Phạm Phú Thái - anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu Trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân là khách mời đặc biệt của chương trình. Ông từng trực tiếp chiến đấu, bắn rơi 4 máy bay Mỹ, được tặng thưởng 4 huy hiệu Bác Hồ và nhiều huân huy chương cao quý.

Nhạc sĩ Doãn Nho, NSND Tự Long biểu diễn mở màn ảnh 5
Nhạc sĩ Doãn Nho và Đại tá - NSND Tự Long trình diễn mở màn chương trình.

Tại chương trình Tiến bước dưới quân kỳ, Trung tướng Phạm Phú Thái khẳng định lực lượng không quân cần ghi nhớ phải giỏi kỹ thuật bay, chiến thuật, cách đánh máy bay địch. Dám đánh, dám hy sinh khẩu hiệu tinh thần mà Trung tướng Phạm Phú Thái đúc kết sau nhiều năm chiến đấu.

Chương trình có nhiều tiết mục nghệ thuật là minh chứng cho sự tiếp nối của các thế hệ. Bài hát Tiến bước dưới quân kỳ do chính tác giả Doãn Nho và Đại tá - NSND Tự Long trình diễn mở màn chương trình. Tiết mục truyền tải thông điệp lớp lớp thế hệ những người lính vẫn đang tiếp bước truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông.

Nhiều ca khúc được dàn dựng công phu mang âm hưởng hào hùng như Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Hát mãi khúc quân hành, Cô gái mở đường, Hò kéo pháo

Tin liên quan