Nhà văn Phạm Cao Củng đang ở Mỹ

Nhà văn Phạm Cao Củng đang ở Mỹ
TP - Sau khi Tiền phong đăng bài Nhà văn, nhà báo viết truyện trinh thám Phạm Cao Củng đang ở đâu, dịch giả Phạm Tú Châu đã cung cấp thêm thông tin về Phạm Cao Củng.
Nhà văn Phạm Cao Củng đang ở Mỹ ảnh 1
Nhà văn Phạm Cao Củng

Nhà văn Phạm Cao Củng đang ở đó là ở với con gái, chị của chị Thủy mà anh Đặng Hồng Nam, người viết bài Nhà văn, nhà báo viết truyện trinh thám Phạm Cao Củng đang ở đâu? đăng Tiền phong Chủ nhật ngày 22/6, đã tình cờ gặp được ở quảng trường 30/4 thành phố Hồ Chí Minh như lời anh nói.

Tình hình cuộc sống và sức khỏe của ông hiện nay đúng như con gái của ông đã cho anh biết.

Năm ngoái, em gái của chị Thủy sang thăm ông, ông chỉ im lặng không nói gì, dù là với con gái từ Gò Vấp sang thăm.

Tôi nghĩ ông đang ở trong nỗi buồn lớn mà có thể các con gái ông đều đoán biết song không làm sao san sẻ được, chỉ còn biết chăm sóc ông chu đáo mà thôi. Nỗi buồn lớn đó là ở tuổi 95 (ông sinh năm 1913), thấy sức khỏe và trí nhớ ngày một giảm sút mà không làm gì được.

Mỗi lần về nước thăm chốn xưa, thăm bạn bè, họ hàng và quê hương thì mỗi lần về (nếu tôi không lầm thì sáu lần) là bạn bè ngày một vắng, người cũ không còn, chốn xưa thay đổi, các cháu con anh chị em ruột thì có người đã ra đi trước ông từ lâu, có người thì lần về thăm nước thứ năm còn gặp, mà lần về thăm nước gần đây nhất là năm 2003 (cách đây 5 năm chứ không phải 4 năm), khi ông tròn 90 tuổi thì cháu đã ra đi trước ông rồi.

Người vợ và người bạn tương đắc nhất của ông trong những năm tuổi già xa quê hương cũng dứt tình bỏ lại ông vò võ một mình, ông còn biết tâm sự, ôn lại chuyện ngày xưa cùng ai? Đành ôn lại một mình mà thôi!

Năm ngoái, cô con gái ở cùng ông cho tôi biết các cô chú bên đó định năm nay sẽ đưa ông về thăm đất nước lần nữa, nhưng đến nay nửa năm đã trôi qua mà tin về vẫn vắng bặt.Về nước nếu không gặp được bạn xưa thì còn có bạn đọc.

Bạn đọc của ông thật là kỳ diệu. Có người tôi không hề quen biết như anh Trần Hữu Quang làm ở ngành đường sắt, sau bao nhiêu biến cố thời đại vẫn còn giữ được sách báo cũ và sẵn lòng cung cấp cho tôi những trang của tờ tuần báo ra  ngày thứ bảy CHUYỆN ĐỜI, trên đó có in truyên trinh thám Chiếc ảnh khỏa thân của Phạm Cao Củng thành hai kỳ;

Có người như anh Lê Sơn, chuyên gia văn học Nga đến nay vẫn có thể đọc thuộc lòng nhiều đoạn truyện trinh thám mà anh đọc cách đây cả nửa thế kỷ. Rồi anh Nguyễn Ngọc Thiện, anh Nguyễn Hữu Sơn…, hễ gặp truyện trinh thám Phạm Cao Củng ở đâu là photo đem về  giúp tôi.

Nay thì loạt truyện trinh thám đầu tiên của ông đã được tái bản và số bạn đọc của ông lại càng nhiều

Anh Đặng Hồng Nam đưa nhà văn Phạm Cao Củng vào danh sách các nhà văn của quê hương Nam Định khi làm Tuyển tập văn xuôi Nam Định thế kỷ XX là đúng rồi, yên tâm được rồi.

Những năm về già, ông Củng có để tâm sưu tầm tin tức họ hàng ở trong và ngoài nước để cùng một cháu ruột cũng ở bên Mỹ soạn nên cuốn Phạm Huy tộc phả (từ đời thứ nhất đến đời thứ bảy), trong đó ghi rõ họ Phạm Huy (đến đời thứ năm, ông nội tôi đổi thành Phạm Cao) quê gốc ở làng Lương Ngọc (Lương Đường), huyện Năng Yên (Đường Yên), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng từ đời thứ ba đã chuyển về sinh sống ở Nam Định và đời thứ năm thì định cư ở  thành phố Nam Định (38 phố Hàng Sắt).

Đó có lẽ là vì các cụ về thi ở trường Nam (Nam Định), thi đến vài khoa nên định cư luôn ở đây. Còn Thái Bình (thành phố là nơi cha tôi, anh ruột ông Củng, được điều về làm việc sau khi tốt nghiệp trường Dược, là nơi bà nội tôi sang ở sau khi ông nội tôi mất và ông Củng thường qua lại thăm nom).

Chính trong những lần đi xe đạp từ Nam Định sang Thái Bình qua bến phà Tân Đệ mà ông Củng đã nảy ra ý để viết nên truyện Cái kho tàng nhà họ Đặng.

Tuy nhiên, nếu có ai làm Tuyển tập văn xuôi Hà Nội và Tuyển tập văn xuôi Hải Phòng thì nhà văn Phạm Cao Củng cũng nên có mặt trong danh sách nhà văn hai thành phố ấy, vì một phần đời quan trọng của ông gắn liền với hai nơi này, rất nhiều tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống ở hai nơi ấy.

Cũng xin đính chính là nhà văn Phạm Cao Củng có bà chính thất là con gái đầu lòng một gia đình dòng dõi khoa bảng họ Phạm ở làng Vẽ, tức làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, bút hiệu là Trường Nga, cùng làm báo HỌC SINH với ông Củng, không may đã mất sớm  năm 1946. C

òn bà mà  bài báo nói đến ở trên của anh Đặng Hồng Nam viết là “nói tiếng Pháp như gió” là bà kế thất.Bà đã chung lưng đấu cật cùng ông làm báo, ra sách và bầu bạn với ông trong những năm xa quê hương song cũng đã mất tại Mỹ. Như vậy là ông có ba người vợ chứ không phải hai.

Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Phạm Cao Củng đã được thu gọn ở mục từ PHẠM CAO CỦNG trong TỪ ĐIỂN VĂN HỌC bộ mới do NXB Thế giới in năm 2005.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.