Nhà máy nước sông Hồng gần 4.000 tỷ liên tiếp chậm tiến độ
Hàng trăm ống nước gang dẻo nằm phơi nắng mưa vì chậm tiến độ.
TPO - Theo dự kiến ban đầu thì năm 2018 Nhà máy nước mặt sông Hồng sẽ đưa vào vận hành, cung cấp nước. Thế nhưng đến thời điểm này, khu vực phía Nam sông Hồng, huyện Đan Phượng, Hoài Đức… vẫn đang “khát” nước sạch.
Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050 Hà Nội sẽ xây dựng 3 nhà máy nước mặt gồm: Nhà máy nước mặt sông Đà, Nhà máy nước mặt sông Hồng và Nhà máy nước mặt sông Đuống. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hai dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng đang không hoàn thành đúng tiến độ, còn nhà máy nước mặt sông Đuống vẫn chưa nâng được quy mô cấp nước.
Nhà máy nước mặt sông Hồng được xây dựng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng với diện tích 21,1 ha, có chiều dài 28,1 km, được đầu tư với số vốn 3.692 tỷ đồng với công suất thiết kế giai đoạn I (2020) là 300.000 m3/ngày đêm; Giai đoạn II (2030) là 450.000 m3/ ngày đêm.
Theo dự kiến ban đầu thì năm 2018 đưa vào vận hành, cung cấp nước. Nhưng dự án bị chậm sau đó cam kết với thành phố sẽ đưa vào vận hành vào cuối 2019 đầu năm 2020.
Nhìn từ trên cao, dự án còn hàng nghìn mét vuông hiện chưa xây dựng.
Dự án vẫn chưa thành hình, hàng trăm ống nối gang vẫn nằm trong công trường. Các tuyến ống nối lấy nước từ sông Hồng sang nhà máy vẫn chưa được lắp đặt.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện UBND huyện Đan Phượng cho biết, đã hoàn thành việc bàn giao mặt bằng sạch cho nhà máy từ lâu. Việc chậm tiến độ hiện nay là trách nhiệm của nhà máy.
Thời điểm cuối năm 2019, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục đã từng khẳng định: Cty Cổ phần nước mặt sông Hồng cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ, từ nay đến hết quý III/2019, nếu Cty này không thực hiện thì thành phố sẽ xem xét để thay thế.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Hoa Cương, Phó Tổng giám đốc nhà máy nước mặt sông Hồng cho biết, việc nhà máy chưa thể cung cấp nước cho người dân là do thay đổi mô hình vận hành.
Với hình hài dang dở như hiện nay, chắc chắn dự án cung cấp nước mặt sông Hồng lại tiếp tục khiến người dân phải chờ đợi.
TPO - Quốc hội Philippines chính thức tuyên bố ông Ferdinand Marcos Jr. là Tổng thống của nước này, 2 tuần sau khi ông giành chiến thắng vang dội sau cuộc bầu cử ngày 9/5.
TP - Trong khi kết luận Thanh tra về đất rừng Sóc Sơn năm 2019 vẫn chưa được thực hiện thì địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn ồ ạt diễn ra tình trạng san gạt, "xẻ thịt", xây dựng trên đất rừng gây bức xúc dư luận.
TP - Nhiều chợ tại Đà Nẵng sau thời gian dài ảm đạm vì dịch COVID-19 nay đã bắt đầu rộn ràng khi có bóng dáng của du khách. Nhất là vào thời điểm này, khi thành phố biển bắt đầu bước vào mùa cao điểm du lịch.
TP - Trong bối cảnh tích lũy của người dân, doanh nghiệp đã “trôi” gần hết sau 2 năm đại dịch COVID-19, áp lực lạm phát, giá cả leo cao trở thành mối lo lớn nhất được nhiều đại biểu nêu ra tại thảo luận tại Tổ về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước, sáng 25/5.
TPO - Sau hai năm 2020-2021 không tổ chức được do dịch COVID-19, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức chương trình Đoàn kiều bào thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 từ ngày 13-25/5/2022 với sự tham dự của hơn 40 kiều bào đến từ 17 quốc gia trên thế giới cùng nhiều phóng viên báo chí trong nước, phóng viên kiều bào.
TPO - Từ chiều nay đến ngày mai (26-27/5), miền Bắc tăng mưa trở lại, trong khi Nam Bộ, Tây Nguyên tiếp tục mưa dông vào chiều và tối, riêng miền Trung ngày nắng, có nơi nắng nóng.
TP - Sau hơn 40 năm, tổng cộng 75 hầm vàng ở giữa lõi Vườn quốc gia Sông Thanh mới được chính quyền Quảng Nam mạnh tay, kiên quyết đánh sập. Để bảo vệ rừng, giữ thành quả, những thành viên trẻ của đội bảo vệ rừng thuộc Vườn quốc gia Sông Thanh được “ém quân” dựng lán trại, tuần tra, ăn ngủ giữ rừng, ngăn “vàng tặc”.
TP - Một chiếc xe nhập về Việt Nam theo diện quà biếu thực hiện trót lọt, tùy giá trị và độ “hot”, doanh nghiệp (DN) có thể hưởng lợi nhiều tỷ đồng so với nhập khẩu thông thường. Điều đáng nói, việc được cấp “thẻ bài” diện biếu tặng giúp DN tùy ý khai báo giá (để được đóng thuế thấp...).
TP - Vì đâu hiệu quả của chính sách rất nhân văn thông qua Nghị định 67/2014/ NĐ-CP hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá hiện đại không như kỳ vọng, nhiều tàu cá nằm bờ, thua lỗ, nợ xấu hàng trăm tỷ đồng, ngư dân tiên tiến lâm cảnh nợ nần, nguy cơ hầu tòa?
TPO - Theo Cục trưởng Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Hoa Nam, mỗi khi có vụ việc liên quan tới xâm hại trẻ em, mọi người đều nói có tới 17 cơ quan, tổ chức tham gia bảo vệ trẻ em sao nhưng mỗi cơ quan, tổ chức đều có trách nhiệm của mình nên mới có cảnh “công tranh, còn tội thì tránh”. Việc trẻ em đang hàng ngày đối mặt nhiều nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng là điều đáng lo hiện nay.