Nhà khoa học nữ đặt nền móng cho vắc xin phòng COVID-19 đến Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giáo sư Katalin Kariko, Phó Chủ tịch cấp cao của BioNTech, người đặt nền móng cho công nghệ mRNA làm nên các loại vắc xin Pfizer/Moderna đã có mặt tại Việt Nam, trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học VinFuture.

Giáo sư Katalin Kariko sẽ tham gia Tọa đàm “Khoa học Vì Cuộc sống”, diễn ra vào thứ Tư (19/1) tại Hà Nội. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Tuần lễ Khoa học VinFuture.

Tham gia thảo luận cùng GS Katalin Kariko là nhiều tên tuổi nhà khoa học khác như Giáo sư Pieter Rutter Cullis, Giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thuốc, Đại học British Columbia. Ông là nhà khoa học tiên phong trong trị liệu gen bằng cách sử dụng công nghệ LNP đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ. Giáo sư Salim Safurdeen Abdool Karim, Phó Hiệu trưởng Đại học KwaZulu-Natal, Nam Phi; Cố vấn trưởng của Ủy ban quốc gia chủ trì cố vấn cho chính phủ Nam Phi các biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19, cũng như chiến lược ứng phó với biến chủng Omicron tại Nam Phi.

Ngoài ra, còn nhiều nhà khoa học khác như Giáo sư Quarraisha Abdool Karim, Phó Giám đốc Khoa học của Trung tâm Nghiên cứu AIDS Nam Phi (CAPRISA), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Châu Phi, Chủ tịch Nhóm Đặc nhiệm Kỹ thuật Phòng chống AIDS của Hội đồng Quốc gia Nam Phi. Giáo sư Drew Weissman, Giám đốc Nghiên cứu vắc xin, Bộ phận Bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman, Đại học Pennsylvania. Giáo sư y khoa Robert C. Green, Giám đốc sáng lập Brigham Preventive Genomics Clinic, Đại học Harvard, ông là 1 trong 25 nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất toàn cầu về y học chính xác.

Tham dự Phiên họp Tương lai của Sức khỏe, một trong ba hoạt động của Tọa đàm, các nhà khoa học sẽ tham gia thảo luận về tiến bộ của y học trong cuộc sống, trách nhiệm các bên liên quan trong lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề nóng bỏng xoay quanh cuộc chiến của cả nhân loại với đại dịch COVID-19 và các biến thể của virus này.

Giáo sư Katalin Kariko, Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech được biết đến trên toàn cầu với những đóng góp trong công nghệ mRNA, vắc xin mRNA phòng chống COVID-19. Bà được vinh danh với Giải thưởng Princess of Asturias, Giải thưởng Vilcek cho Sự xuất sắc trong Công nghệ Sinh học, Giải thưởng Breakthrough trong Khoa học Đời sống, Giải thưởng Lewis S. Rosenstiel cho công trình xuất sắc trong nghiên cứu y học cơ bản.

Tuần lễ Khoa học VinFuture diễn ra trong tuần này với hàng loạt các sự kiện khoa học nổi bật, trong đó tâm điểm là Lễ trao giải thưởng VinFuture được tổ chức vào tối 20/1 tại Nhà hát lớn Hà Nội với sự chứng kiến của Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam và các nhà khoa học kiệt xuất, là chủ nhân của những giải thưởng khoa học danh giá thế giới như Nobel, Millennium Technology, Turing.

Giải thưởng gồm 4 hạng mục, trong đó Giải thưởng chính - trị giá 3 triệu đô la Mỹ, là một trong những giải thưởng có giá trị lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, có 03 giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn đô la Mỹ dành cho các nhà khoa học nữ, các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu những lĩnh vực mới.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.