Để thực hiện dự án này, quận Hai Bà Trưng phải thu hồi 41.240 m2 đất liên quan tới 670 hộ dân. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến đường không đồng bộ với quy hoạch nhà ở, dẫn đến nhiều ngôi nhà có hình dạng kỳ dị mọc lên hai bên đường.
Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ thay thế cho đoạn đường rộng chưa đầy 10 m, thường xuyên xảy ra ùn tắc từ ngã tư Trần Khát Chân - Lò Đúc lên đê Nguyễn Khoái, đồng thời tạo ra diện mạo mới cho Thủ Đô Hà Nội.
Để thực hiện dự án này, quận Hai Bà Trưng phải thu hồi 41.240 m2 đất tại 4 phường Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, liên quan tới 670 hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến đường không tiến hành đồng bộ với quy hoạch nhà ở, dẫn đến việc xuất hiện nhiều ngôi nhà có hình dạng kỳ dị mọc lên hai bên đường.
Hàng chục ngôi nhà bỗng dưng biến thành "hầm". Mặt đường cao hơn nhà từ 1-2m, cầu thang dốc đứng.
Mái nhà hai bên đường gần như ngang mặt đường. Để tạo lối di vào nhà, nhiều người dân đành phải bắc thang, xây bậc. Cuộc sống bị xáo trộn.
Một căn nhà thấp hơn mặt đường khoảng 1m. Người dân ở đây cho hay đã làm đơn gửi chính quyền địa phương để cấp giấy phép sửa chữa nhưng chưa nhận được hướng dẫn hay phản hồi nào.
Trong khi đó, không hiếm những căn nhà cao hơn mặt đường cả mét. Người dân phải bắc cầu thang vào nhà. Sau khi giải phóng mặt bằng, nhiều căn nhà chỉ còn lại diện tích khá nhỏ nhưng vẫn được người dân tận dụng làm hàng quán, chỗ ở.
Việc hợp khối những căn nhà không đạt chuẩn được xem là giải pháp để "triệt" nhà siêu mỏng, siêu méo. Song phương án này vấp phải khó khăn bởi nhiều chủ nhà không thương lượng được giá bán.
Ông Bái (70 tuổi, đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái) cho biết, hiện tại diện tích căn nhà ông rộng khoảng 11m2, trong đó diện tích ở chỉ có 9m2, chiều sâu chưa đến 3m2. Căn nhà thậm chí không đủ để kê một chiếc giường.
Mặt tiền một căn nhà "siêu méo" được tận dụng làm chỗ bán nước.
Ngôi nhà 4 tầng gây xôn xao dư luận khi được xây dựng ngay sát với cột điện cũng nằm trên tuyến đường này. Từ tầng 2, công trình đua ra vỉa hè gần 1m, “ôm” cây cột điện vào trong.
Những căn nhà có hình tứ giác méo, mỏng khiến cho bộ mặt của tuyến đường đắt kỷ lục này trở lên nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Nhiều chuyên gia xây dựng cho hay, những căn nhà “siêu mỏng, siêu méo” không phải là mới. Trước đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, hàng loạt con đường ở Hà Nội như: Ô Chợ Dừa, Xã Đàn, đường Thanh Nhàn, Cầu Giấy, Trần Phú… cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nguyên nhân được cho là việc thiếu đồng bộ, tách bạch trong việc xây dựng đường và quy hoạch nhà ở.
Theo Theo Dân trí