Nhà báo có thể quyền lực đến đâu?

Poster phim “Man of the Year”
Poster phim “Man of the Year”
TP - Trong “Man of the Year” (2006), nhân vật nhà báo gạo cội do Robin Williams đóng, sau khi tranh cử tổng thống hụt, đã được một tờ tạp chí mô phỏng tạp chí Time bầu là “Nhân vật của năm” và đăng ảnh lên trang bìa.

Thú vị mảng báo châm biếm chính trị

Nhà báo mà biến được mọi câu chuyện chính trị, kinh tế, khoa học… thành chuyện vừa dễ hiểu vừa buồn cười như nhân vật chính Tom Dobbs đòi hỏi vừa hiểu tổng quát, chi tiết sự việc vừa biết nhìn sự việc từ một góc nhìn khác, hài hước hóa đi.

Nhà báo có thể quyền lực đến đâu? ảnh 1

Poster phim “Man of the Year”

Chẳng hạn, Dobbs trích lời chính trị gia lập quốc Benjamin Franklin: “Các chính trị gia rất giống với tã lót. Họ cần được thay thế thường xuyên, vì cùng một nguyên nhân”. Về chính sách kinh tế của nước Mỹ, Dobbs nói: “Chính phủ ta gần đây yêu cầu cắt giảm ngân sách. NASA hưởng ứng bằng cách thổi bay 28 triệu USD để chế tạo chiếc bút máy có thể viết lộn ngược trong môi trường không trọng lượng. Còn ở Nga, người ta giải quyết vấn đề tương tự với chiếc bút chì 5 xu”.

Hoặc một câu có vẻ như giễu cợt truyền hình ngày nay: “Nếu bạn đùa quá nhạt, bạn có thể thêm hiệu ứng tràng cười vào đoạn phim, nhưng vấn đề là trò đùa vẫn cứ nhạt”.

Tom Dobbs còn giễu cả chính phủ Italy: “Bạn biết đấy, Italy vừa bầu một ngôi sao khiêu dâm vào Thượng viện. Điều đó thật tuyệt, nghĩa là thượng nghị sĩ này sẽ không có bê bối tình dục, chỉ có những tấm áp phích lớn cho dân chúng ngắm nghía và những bộ phim tuyệt vời để dân chúng tải về”.

Khi nhà báo làm tổng thống

Hình mẫu ngoài đời của Tom Dobbs là nhà báo châm biếm chính trị gạo cội người Mỹ Jon Stewart, người còn hài hước và thông minh hơn cả nhân vật trong phim và cũng dính vào nhiều vụ tranh cãi hơn hẳn. Dù chưa từng được bầu là “Nhân vật của năm” như Tom Dobbs, nhưng Jon Stewart cũng từng được tạp chí Time chọn vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới” năm 2005.

Còn Tom Dobbs trong phim cũng có ảnh hưởng xã hội lớn đến mức khi có 1 khán giả đề nghị ông tranh cử tổng thống (vì cứ chế giễu mãi hệ thống chính trị 2 đảng của Mỹ), hàng triệu khán giả khác gửi thư điện tử ủng hộ. Éo le thế nào Dobbs bằng thực lực lại thắng cử ở 13 bang và vào vòng tranh cử toàn quốc với 2 ứng viên của 2 đảng lớn.

Sau đó, vì lỗi của hệ thống máy móc nên Dobbs thắng vèo vèo và trúng cử tổng thống trước sự ngỡ ngàng của cả thế giới (về sau sự thật được làm sáng tỏ). Tính châm biếm của phim được đẩy lên cao trào khi cường điệu hết cỡ về tầm vóc của một nhà báo sắc sảo kiêm ngôi sao truyền hình của công chúng.

“Man of the Year” không phải là phim Hollywood hiếm hoi có nhân vật chính là nhà báo. Trong giới nhà báo cũng có không ít người trở thành hình mẫu cho phim ảnh như Jon Stewart. Ở Mỹ, nhà báo giỏi cũng là ngôi sao như thường.

Robin Williams, năm nay 62 tuổi, có một phim ra rạp ở Việt Nam trong tháng 6, là The Angriest Man in Brooklyn (Giờ phút sinh tử), đóng chung với cô đào quyến rũ Mila Kunis.

MỚI - NÓNG