Nguyện vọng 2: Khó khăn và ... hồi hộp

Nguyện vọng 2: Khó khăn và ... hồi hộp
Đã 10 ngày kể từ thời điểm các trường bắt đầu nhận đơn tuyển thí sinh theo nguyện vọng (NV) 2 và tình hình đang diễn biến rất khác nhau ở các trường ĐH trên cả nước.
Nguyện vọng 2: Khó khăn và ... hồi hộp ảnh 1
Nhận hồ sơ đăng ký (Ảnh minh họa)

Là một trong số ít các trường  tốp 1 tuyển sinh NV2, ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN) chỉ nhận thêm 280 chỉ tiêu nhưng đã nhận được khoảng 700-800 đơn xét tuyển.

Ông Bùi Duy Cam, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Số lượng đơn vừa phải như trên cho thấy thí sinh đã biết phân tích tình hình và lượng sức mình ngay cả đối với NV2 (năm đầu tiên trường này nhận được khoảng 10.000 đơn mặc dù chỉ tuyển khoảng trăm người).

ĐHDL Thăng Long (Hà Nội) dành 900 chỉ tiêu để tuyển thí sinh theo NV2. Đến thời điểm này (6/9/2005), trường cho biết có thể yên tâm về việc tuyển mặc dù trường này từ chối công bố số đơn NV2 chính thức vì hy vọng thí sinh tiếp tục nộp thêm đơn trước  hạn chót để có thể tuyển được thí sinh chất lượng hơn.

6/9/2005, ĐHDL Phương Đông đã làm lễ tựu trường đón sinh viên khóa mới vào học mặc dù còn thiếu khoảng 500-600 sinh viên nữa mới đủ chỉ tiêu. Đến ngày tựu trường ĐHDL Phương Đông đã nhận được  1600 đơn dự tuyển NV2 và ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng, cho biết: Chắc chắn ĐHDL Phương Đông không cần tuyển đến NV3.

ĐH Quản trị-Kinh doanh HN tuyển 1200 thí sinh NV2 và đã nhận được 2000 đơn dự tuyển.

Là “ngôi sao “ ngay từ thời còn là trường CĐ, ĐH Lao động-Xã hội nhận được khoảng 10.000 đơn dự tuyển mặc dù trường này chỉ tuyển khoảng 1.400 thí sinh các hệ ĐH, CĐ, TH.

Kẻ lần chẳng ra

Tại TP Cảng, ĐHDL Hải Phòng đang nhận và xử lý đơn dự tuyển của thí sinh hàng ngày. GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng nhà trường cho biết số thí sinh đăng ký NV1 vào trường chỉ cần có điểm bằng sàn của Bộ là có thể đỗ vào ĐH này.

Tuy nhiên, số thí sinh này mới lấp kín 10% tổng chỉ tiêu; 90% chỉ tiêu sẽ phải trông chờ vào NV2,3. Hiện nay thí sinh vẫn tiếp tục gửi đơn xét tuyển và số đơn nhận được đã suýt soát 1.400-1.500; tuy nhiên, số đơn này không phù hợp ngành nghề xét tuyển và trường này hy vọng còn 5 ngày nữa  mới hết hạn tuyển thì sẽ đủ thí sinh phù hợp theo các ngành tuyển khác nhau.

Theo ông Nghị, khó khăn lớn nhất của trường không phải là thiếu thí sinh mà là khó đưa thông tin đến các em. Số là, theo quy  trình tuyển sinh, những trường không tổ chức thi tuyển hoàn toàn không có hồ sơ của học sinh mà chỉ nhận được thông tin về các thí sinh qua Bộ và các trường.

Toàn bộ thông tin ở trong đĩa Bộ gửi về chỉ có  những thông tin nghèo nàn về thí sinh, không có địa chỉ chính xác. Thêm vào đó, đến giờ phút này mới có 33 trường ĐH tổ chức thi gửi thông tin về các thí sinh cho trường ĐHDL Hải Phòng; các trường còn lại đều trả lời “thông tin đang trên đường đến”. Vì vậy, để thông tin cho các thí sinh NV1 thi nhờ trường khác, ĐHDL Hải Phòng gặp nhiều khó khăn.

Nếu tổng hợp được 1 lần danh sách thí sinh thì trường mới có thể gửi cho các Sở GD-ĐT đỡ tốn kém như các nhà thiết kế thi hoạch định. Để trường không tổ chức thi tuyển đỡ vất vả hơn, ông Hiệu trưởng ĐHDL Hải Phòng đề nghị năm tới Bộ GD-ĐT nên yêu cầu thí sinh nộp 2 bộ hồ sơ cho cả trường thi nhờ và trường tổ chức thi!

Tại khu vực phía Nam, ĐHDL Bình Dương đã xét được 20% trong số chỉ tiêu và nay đang trông chờ vào NV2. Theo ông Nguyễn Hồng Đào, Phó hiệu trưởng nhà trường, mặc dù chỉ cần 9 điểm là thí sinh KV1 có thể vào học trường này nhưng hiện nay trường mới nhận được 808 đơn NV2.

Ông cho biết mặc dù không phải lo đến thót tim như năm ngoái nhưng cũng đang rất hồi hộp vì trong số 808 đơn (ngay cả 20% tuyển theo NV1) con số ảo vẫn có thể lớn.  ĐHDL Bình Dương vẫn đang đặt niềm tin vào thí sinh NV2, 3 đến hạn chót là 15/9.

Dư luận các nhà tuyển sinh cho hay hiện nay còn nhiều thí sinh vẫn cầm “tấm vé cuối cùng” (giấy chứng nhận kết quả thi) trong tay và cân nhắc, phân tích tình hình tuyển sinh NV2 của các trường và họ vẫn tiếp tục phải chờ thêm... 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.