Nguyên nhân, cách chữa chứng tiểu không tự chủ ở phụ nữ

Ảnh minh họa từ Internet
Ảnh minh họa từ Internet
TPO - Tiểu không tự chủ (không kiểm soát) là tình trạng tiểu són không kiểm soát thường gặp ở phụ nữ. Cứ 4 phụ nữ bước vào tuổi 30 thì có 1 người mắc chứng tiểu không tự chủ, đa số bệnh nhân tin rằng đây là một phần của quá trình lão hóa! Họ tin rằng đó là một vấn đề tạm thời sẽ tự biến mất hoặc họ sẽ phải sống chung với nó.

Phân loại chứng tiểu không tự chủ:

Tiểu không tự chủ là tình trạng tiểu són trên đường đi vào nhà vệ sinh, tiểu són vào ban đêm hoặc ngay cả khi nghe hoặc chạm vào nước đang chảy.Tiểu không tự chủ có thể xảy ra trong khi tập thể dục hoặc di chuyển theo những cách nhất định, khi hắt hơi, ho hoặc cười.

Bênh nhân sẽ cảm thấy luôn có nước tiểu trong bàng quang và có thể tiểu són suốt cả ngày. Tiểu không tự chủ ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu không tự chủ có thể do cơ bắp vùng chậu bị lão hóa, do vấn đề về thần kinh, tổn thương cơ do chấn thương hoặc phẫu thuật trước đó. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm sinh con, đặc biệt là phụ nữ sinh thường, béo phì, ho mãn tính, táo bón và thậm chí do tác dụng của một số loại thuốc nhất định.

Tất cả những yếu tố này làm suy yếu các cơ vùng chậu, có chức năng kiểm soát quá trình đi tiểu, do đó dẫn đến chứng tiểu không tự chủ. 90% người mắc chứng tiểu không tự chủ, đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu không tự chủ:
- Mê sảng hoặc chứng mất trí nhớ
- Nhiễm trùng (nước tiểu, âm đạo)
- Viêm teo âm đạo (do giảm estrogen)
- Nguyên nhân tâm lý (đặc biệt là trầm cảm)
- Do thuốc
- Các bệnh nội tiết (tiểu đường)
- Khả năng di chuyển bị giới hạn
- Ứ phân
Phụ nữ có thể dùng bỉm, giảm uống nước hoặc thay đổi thói quen sống.
Bệnh nhân mắc chứng tiểu không tự chủ có thể bỏ tập thể dục ngoài trời, hạn chế bế trẻ em hoặc tránh quan hệ tình dục. Đây là chứng bệnh khiến phụ nữ mất tự tin, lòng tự trọng, thất vọng, cảm giác thất bại và lo ngại về chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân mắc chứng tiểu không tự chủ nên khám sức khỏe để xác định sức khỏe âm đạo, thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để xác định nguyên nhân và quyết định phương hướng điều trị.

Các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Marshall test
- Siêu âm
- Q-Tip test (dương tính nếu C T scan / RI> 30 độ)
- Soi bàng quang
- Urodynamics

Các phương pháp điều trị hiện có gồm các bài tập cơ vùng chậu, thay đổi hành vi, điều trị nhiễm trùng tiết niệu, liệu pháp hormon cục bộ và phẫu thuật.
Phẫu thuật có tỷ lệ chữa bệnh tốt nhất ngay cả ở phụ nữ lớn tuổi. Điều trị phẫu thuật liên quan đến việc sử dụng TVT (băng âm đạo căng thẳng) là giải pháp sáng tạo, hiệu quả và đơn giản. Khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ, có thể xuất viện trong ngày.
Tỷ lệ thành công khi thực hiện phẫu thuật là 96%, 85% bệnh nhân hoàn toàn được chữa khỏi và khoảng 11% bệnh nhân có cải thiện đáng kể.

Các biện pháp kiểm soát tiểu chủ động gồm:
- Sử dụng tã / miếng đệm dành cho người lớn để ngăn chặn rò rỉ nước tiểu
- Hạn chế tập thể dục / hoạt động thể chất
- Hạn chế uống trà / cà phê
- Giảm cân
- Thay đổi lối sống khi cần

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".