Nguồn nước ô nhiễm chớ coi thường!

TP - Các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã dẫn đến ô nhiễm tràn lan các nguồn nước ngọt sẵn có. Từ những vùng nước nhỏ như ao hồ đến các đại dương trên thế giới, tình trạng ô nhiễm nước đang ngày càng trở nên phổ biến khắp mọi nơi.

Nước ô nhiễm làm phát sinh nhiều bệnh nếu không được điều trị đúng cách và đúng thời hạn có thể gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh liên quan đến nước hiện cũng là một gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Ví dụ, các bệnh tiêu chảy khiến 2 triệu ca tử vong mỗi năm, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. 

Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 80,6 tỷ m3 nước, gần 82% tổng lượng nước mặt trên toàn quốc được sử dụng cho tưới, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp, 3% cho nông nghiệp và 3% cho đô thị. Ô nhiễm, khai thác nước không hợp lý, không theo quy hoạch, nguồn nước đang bị suy giảm nghiêm trọng cả số lượng lẫn chất lượng.

Nguồn nước ô nhiễm chớ coi thường! ảnh 1 Ô nhiễm trên sông Sài Gòn (nguồn ảnh: QCVN)

Tại TP. Hồ Chí Minh, 94% nguồn nước thô đang được khai thác là từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Tuy nhiên, thành phố nằm cuối lưu vực nên không thể kiểm soát vấn đề nguồn nước đang ô nhiễm nặng. Ngày 27/9/2019, thực trạng này được Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu ra tại hội thảo nâng cao hiệu quả cung cấp nước sạch cho người dân.

Nước có mối liên quan mật thiết tới cuộc sống của mỗi chúng ta. Ăn hàng ngày, nhưng uống lại hàng giờ, nguồn nước sạch đảm bảo sẽ giúp cho cơ thể chúng ta thêm khoẻ mạnh, nhưng 

ngược lại nếu trong nước có chứa kim loại nặng, hóa chất độc hại… lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm trong đó có cả ung thư.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Khi nước bị ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, chất phóng xạ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Khi môi trường nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc khi nước trở thành môi trường cho các vật trung gian truyền bệnh như: bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, bệnh tả, kiết lỵ, thương hàn, viêm gan A…); bệnh giun sán (bệnh giun đũa, giun tóc, giun móc, bệnh sán lá gan, sán lá phổi, bệnh sán máng...); 

Nguồn nước ô nhiễm chớ coi thường! ảnh 2  

Sử dụng nguồn nước bẩn trong vệ sinh cá nhân có thể dẫn đến các bệnh ngoài da (hắc lào, nấm, lang ben, ghẻ, chàm); các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, đau mắt hột, viêm kết mạc, viêm màng tiếp hợp); bệnh phụ khoa như viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do trùng roi...

Các biện pháp xử lý nước hộ gia đình thích hợp sẽ làm tăng khả năng ngăn ngừa các rủi ro bệnh tật do nước gây ra. Những biện pháp này bao gồm xử lý nước thải vệ sinh, vật liệu đường ống nước và hồ lưu trữ nước an toàn cũng như giáo dục về thói quen giữ gìn vệ sinh. Các biện pháp tiết kiệm nước hiệu quả cũng có thể làm giảm gánh nặng bệnh tật do nước. 

Đa phần những kim loại nặng, những chất độc hại có kích thước siêu nhỏ mà bằng cảm quan chúng ta không nhận ra được mà phải thông qua máy móc thiết bị tại các cơ quan xét nghiệm nước.

Giải pháp nào tối ưu nhất cho nguồn nước sạch bền vững?

Ngày nay, máy lọc nước RO đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình, nhất là ở miền Bắc khi đến 80% số hộ gia đình trang bị máy lọc nước, con số này cũng đang gia tăng ở miền Nam.

Đối với máy lọc nước sử dụng cho nhu cầu ăn, uống trực tiếp thì yêu cầu chất lượng nước sau lọc cần tương đương với chuẩn áp dụng cho nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai, tức là QCVN 6-1:2010/BYT. Như vậy, để có nguồn nước tinh khiết đảm bảo sức khỏe gia đình, đơn giản chỉ cần trang bị một máy lọc nước chất lượng uy tín, có tem chứng nhận đạt QCVN6-1:2010/BYT đồng nghĩa với người dùng có thể sản xuất nước tinh khiết chuẩn quốc gia ngay tại nhà.

Nguồn nước ô nhiễm chớ coi thường! ảnh 3 Chất lượng máy lọc nước RO uy tín tương đương với nước đóng chai uống trực tiếp

Và nếu cùng đảm bảo chất lượng nhưng so với giải pháp nước đóng chai thì giải pháp sử dụng máy lọc nước giúp hạn chế xả rác thải nước nhựa ra môi trường. Chi phí sử dụng cũng tối ưu hơn rất nhiều so với mua nước đóng chai. So sánh một cách trực quan, 1 lít nước đóng chai uy tín trên thị trường phải chi trả khoảng 2000-3000 đồng, nếu mua 1 máy lọc nước có giá từ 6 triệu đến 10 triệu đồng sử dụng ít nhất trong vòng 5 năm thì chi phí cho 1 lít nước khoảng 300-500 đồng bao gồm cả chi phí mua, vận hành máy và thay thế linh phụ kiện định kỳ… Và so với các giải pháp khác thì sử dụng máy lọc nước cũng tiết kiệm thời gian hơn cả khi chỉ cần vặn vòi là có nước tinh khiết uống trực tiếp đảm bảo trong suốt nhiều năm. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, máy lọc nước cần được thay lõi định kỳ và giám sát chất lượng trong cả quá trình lọc. Do đó, người tiêu dùng nên chọn loại máy lọc nước ứng dụng công nghệ thông minh có thể giám sát chất lượng và theo dõi, cảnh báo thay lõi lọc định kỳ.

Karofi Là đơn vị duy nhất đạt chuẩn Quốc gia nước uống tinh khiết - chuẩn cao nhất dành cho máy lọc nước, tương đương nước uống đóng chai (QCVN 6-1:2010/BYT) được chứng nhận bởi Viện SKNN&MT – Bộ Y Tế theo quy trình nghiêm ngặt của WHO và UNICEF. 100% các lô sản phẩm được kiểm định trước khi ra thị trường đạt chuẩn chất lượng sẽ được dán tem QCVN06-1:2010 của Viện SKNN&MT - BYT trên thân máy. Ngoài ra, kết quả đánh giá các lô sản phẩm Karofi cũng được công bố chính thức trên website của Viện SKNN&MT – BYT theo đường link: https://chungnhankarofi.nioeh.org.vn/

Các sản phẩm của Karofi được ứng dụng công nghệ đỉnh cao: công nghệ Smax cho hệ lõi lọc nhân đôi công suất, gấp 2 tuổi thọ và công nghệ kiểm soát thông minh AIoTec ứng dụng internet vạn vật (IoT) giám sát tình trạng máy trên ứng dụng di động mọi lúc, mọi nơi. Xem thông chi tiết tại đây https://karofi.com/kiem-soat-chat-luong-nuoc-karofi-360.html

MỚI - NÓNG