Người trẻ tự hào thêu cờ Tổ quốc

0:00 / 0:00
0:00
TP - Những ngày này, về làng Từ Vân, xã Lê Lợi (Thường Tín, Hà Nội) chứng kiến những người trẻ tỉ mẩn thêu lá cờ đỏ sao vàng mới thấy được tình yêu, niềm tự hào và cả ý thức trách nhiệm về sự nối nghiệp của những người làm nghề nơi đây.

Lưu giữ nghề truyền thống

Sáng sớm tại khuôn viên gia đình anh Nguyễn Hồng Hưởng (ở làng Từ Vân), đã có khoảng chục người thợ làm việc miệt mài bên tấm vải đỏ. Xen lẫn tiếng máy khâu dồn dập là âm thanh cắt vải rèn rẹt quen thuộc. Gia đình anh Hưởng là một trong hai gia đình may cờ Tổ quốc với số lượng lớn trong làng Từ Vân. Đặc biệt, gia đình anh còn lưu giữ nghề thêu cờ Tổ quốc truyền thống.

Trong số thợ nhà anh Hưởng có cô con gái Nguyễn Vân Anh (SN 1997) - thế hệ thứ 3 trong gia đình nối nghiệp thêu cờ Tổ quốc. Tay thoăn thoắt những mũi chỉ thêu màu vàng để dệt lên ngôi sao năm cánh trên lá cờ, Vân Anh chia sẻ: “Bước vào lớp 1 em bắt đầu làm quen với việc xỏ chỉ, xâu kim, phụ giúp bố mẹ làm việc. Đến năm 10 tuổi thì em biết thêu, cứ nhìn bố mẹ làm thế nào thì làm theo thế. Rồi em yêu, tự hào về nghề này và quyết định gắn bó lâu dài. Bây giờ nếu phải ra ngoài bắt nhịp với công việc mới cũng sẽ rất khó khăn”.

Người trẻ tự hào thêu cờ Tổ quốc ảnh 1

Bạn Vân Anh (làng Từ Vân, xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) nối nghiệp ông bà, bố mẹ thêu cờ Tổ quốc

Công việc chính của Vân Anh là thêu những lá cờ mẫu để những thợ khác trong nhà làm theo. Vân Anh cho biết, để đào tạo được một thợ thêu cờ rất khó và mất nhiều thời gian. Bởi thêu bằng tay đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, tỉ mỉ và đều tay. Ngoài ra, loại vải để thêu cờ phải đặt mua từ làng La Khê (Hà Đông), còn chỉ thêu được mua từ làng Triều Khúc (Thanh Trì).

“Thêu tay hay may cờ bằng máy đều đẹp và có giá trị riêng. Nhưng một lá cờ để có hồn thì phải thêu bằng tay. Thêu cờ mang nét đẹp văn hóa truyền thống, từ đường kim, mũi chỉ rất mềm mại. Làng nghề Từ Vân được cả nước biết tới với việc sản xuất cờ Tổ quốc từ lâu. Xã tạo điều kiện về vốn vay, khuyến khích các hộ mở rộng quy mô sản xuất”.

Ông Nguyễn Tấn Phát, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi

“Một người thợ lành nghề mất khoảng 3 - 5 ngày để hoàn thiện một lá cờ thêu bằng tay. Để lá cờ bóng, đẹp, người thêu phải chọn sợi chỉ to hơn, đường chỉ thêu phải đều thì ngôi sao vàng mới bóng và nổi trên nền cờ đỏ. Vì thế, chi phí để thêu một lá cờ đắt hơn gấp 10 lần so với thêu bằng máy”, Vân Anh cho biết.

Tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân

Theo Vân Anh, để duy trì, cạnh tranh và có chỗ đứng thì phải có đơn hàng đều đặn từ các đơn vị uy tín, các bộ, ban ngành. Lá cờ mang hồn thiêng dân tộc nên may, thêu phải khéo léo, cẩn thận. Để hoàn thành một lá cờ đạt tiêu chuẩn, phải qua nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm cờ phải thực sự khéo léo, tỉ mỉ, chỉ một đường thêu lệch là phải tháo ra làm lại.

Vân Anh chia sẻ: “Bước vào lớp 1 em bắt đầu làm quen với việc xỏ chỉ, xâu kim, phụ giúp bố mẹ làm việc. Đến năm 10 tuổi thì em biết thêu, cứ nhìn bố mẹ làm thế nào thì làm theo thế. Rồi em yêu, tự hào về nghề này và quyết định gắn bó lâu dài. Bây giờ nếu phải ra ngoài bắt nhịp với công việc mới cũng sẽ rất khó khăn”.

“Mỗi khi hoàn thành một lá cờ Tổ quốc, người thợ ngồi ngắm nghía lại từng đường kim, mũi chỉ và hình dung lá cờ mình làm ra sẽ được treo trang trọng ở đâu. Mỗi năm, cứ đến dịp lễ, tết, nhà nào cũng phải tăng nhân công để kịp tiến độ sản xuất phục vụ nhu cầu người dân, tổ chức. Khung cảnh làng lúc nào cũng nhộn nhịp, người già, người trẻ đều ríu rít, lòng tự hào dân tộc trào dâng…”, Vân Anh chia sẻ.

Người trẻ tự hào thêu cờ Tổ quốc ảnh 2

Cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội

Làng Từ Vân trước đây may cờ chủ yếu làm bằng tay, tốn nhiều thời gian, cần nhiều người làm nên có năm làm không kịp hàng. Hiện nay, có gia đình đầu tư xây dựng xưởng, dùng máy móc sản xuất hiện đại, tự động, lập trình trên máy vi tính nên độ chính xác cao, tốc độ nhanh hơn, lượng cờ đưa ra thị trường tăng cao.

Ông Nguyễn Tấn Phát, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi cho biết, Từ Vân được công nhận là làng nghề thêu truyền thống từ năm 2003. Trong xã hiện nay còn một số hộ may, thêu cờ với quy mô lớn như gia đình ông Hưởng. Các hộ gia đình này đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân trong thôn.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.