Người trẻ nghiên cứu khoa học: Đừng sợ thất bại!

0:00 / 0:00
0:00
Người trẻ nghiên cứu khoa học: Đừng sợ thất bại!
TPO - Đó là điều Đại úy Vũ Trọng Đại – một trong những đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 muốn nhắn nhủ tới những bạn trẻ đang theo đuổi nghiên cứu khoa học công nghệ. Bởi trong cuộc sống cũng như trong việc, nếu chúng ta có ý chí và nghị lực thì thành công hay thất bại cũng đều là động lực. Đặc biệt, với những ai đam mê nghiên cứu khoa học, từ thất bại biết đâu đó sẽ mở ra một hướng đi mới, một cơ hội mới trong tương lai.

Sáng nay, Đại úy Vũ Trọng Đại (sinh năm 1985, đề cử lĩnh vực Nghiên cứu khoa học - sáng tạo), cầu thủ Nguyễn Văn Quyết (sinh năm 1991, đề cử lĩnh vực Thể dục thể thao) và bác sĩ Trần Anh Tú (sinh năm 1989, đề cử lĩnh vực Lao động sản xuất) đã có buổi giao lưu trực tuyến với độc giả.

Đây là 3 trong số 20 nhân vật được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 do TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức. Giải thưởng được tổ chức thường niên nhằm vinh danh những người trẻ đạt được các thành tích xuất sắc ở lĩnh vực của mình trong năm qua.

Người trẻ nghiên cứu khoa học: Đừng sợ thất bại!

Người trẻ nghiên cứu khoa học: Đừng sợ thất bại! ảnh 1 Đại úy Vũ Trọng Đại

Đại úy Vũ Trọng Đại là người chủ trì và trực tiếp tham gia nhiều nghiên cứu quan trọng và đã công bố 4 sáng chế cấp Nhà nước, 6 sáng kiến cấp Viện, 1 bài báo quốc tế. Tiến sĩ Vũ Trọng Đại cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giai đoạn 2017-2018, là điển hình xuất sắc Viettel toàn cầu Viettel’s Star 2018, là nhân viên xuất sắc ngành dọc 2019 cấp tập đoàn…

Anh chia sẻ, trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu việc khó khăn nhất đó là làm thế nào để giữ vững niềm tin cho anh em trong đơn vị. Khi nghiên cứu vấn đề mới, mọi người đều không biết có thể thành công hay không? Nếu thất bại sẽ có thể khiến mọi người nản chí. Do đó, việc giữ niềm tin cho anh em, đoàn kết đồng lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu đề ra là điều vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, chúng tôi đều trang bị cho mình 1 tinh thần "Thắng không kiêu, bại không nản, không sợ sai, không sợ hỏng. Sai đến đâu thì sửa còn hỏng thì làm đến khi đạt mới thôi".

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi gặp không ít thất bại. Việc chọn hướng sai trong quá tình nghiên cứu sẽ mất thời gian, mất chi phí cơ hội, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Đã có thời điểm cả đội phải ngồi chờ 6 tháng để đợi 1 nhóm giải quyết vấn đề. Trong thời gian đó mọi người đều khá bi quan, niềm tin về thành công giảm sút rất nhiều.

Yêu cầu trong công việc là phải tìm ra được vấn đề mấu chốt cuối cùng, không được nản chí, thấy khó từ bỏ. Để vượt qua những thất bại đó, chúng tôi luôn phải tìm tòi những cách làm mới, phi truyền thống, cách tiếp cận khác biệt để giải quyết vấn đề một cách triệt để. Đây cũng là kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra được để hạn chế thất bại tối đa.

“Bóng đá mang lại cho tôi tất cả”

Người trẻ nghiên cứu khoa học: Đừng sợ thất bại! ảnh 2 Nguyễn Văn Quyết - Đội trưởng CLB Bóng đá Hà Nội

Đối với Quyết, bóng đá đã mang lại cho anh rất nhiều thứ, thậm chí là tất cả những gì mà Quyết đang có hôm nay. Còn với vai trò là cầu thủ đội tuyển quốc gia, đó không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm với bản thân mình. “Tôi nghĩ bóng đá không chỉ giúp tôi thỏa mãn đam mê mà còn thực hiện trách nhiệm đóng góp xã hội, cống hiến cho đất nước. Còn với vai trò là cầu thủ đội tuyển quốc gia, đó không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm với bản thân mình. Tôi nghĩ bóng đá không chỉ giúp tôi thỏa mãn đam mê mà còn thực hiện trách nhiệm đóng góp xã hội, cống hiến cho đất nước.” – Văn Quyết nói.

Từng đạt được danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam năm 2020, cầu thủ Văn Quyết cho biết sẽ cố gắng hết sức cùng CLB Hà Nội thi đấu và đạt được những thành tích tốt hơn trong năm 2021. “Đó sẽ là những tiền đề để tôi có thể đạt được danh hiệu cá nhân. Bởi để đạt được danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam, không chỉ nỗ lực cá nhân là đủ mà còn phải là những kết quả của tập thể mà mình là thành viên đóng góp. Riêng cá nhân tôi, sẽ cố gắng thi đấu tốt, ghi được nhiều bàn thắng cho đội tuyển và câu lạc bộ.”

Có may mắn và được tín nhiệm giao cho vai trò đội trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam cũng như CLB Hà Nội. Bản thân Văn Quyết luôn luôn phối hợp với ban huấn luyện để duy trì sự ổn định, đoàn kết của đội bóng. Các cầu thủ, không chỉ các cầu thủ trẻ mà ai cũng sẽ có những cái tôi riêng. Nhưng với vai trò là đội trưởng, anh thường định hướng cho các cầu thủ hướng về những mục tiêu chung. Bóng đá là môn thể thao tập thể, không có cá nhân nào lớn hơn tập thể. Một tập thể đoàn kết thì có thể đánh bại mọi đối thủ.

Càng nhiều thử thách, càng có động lực

Người trẻ nghiên cứu khoa học: Đừng sợ thất bại! ảnh 3 Bác sĩ Trần Anh Tú 

Bác sĩ Trần Anh Tú đang công tác ở Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Năm 2020, anh đạt nhiều thành tích trong công tác điều tra chống dịch Covid-19. Cụ thể, anh trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát, cách ly, truy vết ca bệnh và những người tiếp xúc gần.

Trong suốt năm 2020, anh trực tiếp tham gia điều tra chống dịch Covid-19 tại các ổ dịch lớn như: Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Mê Linh (Hà Nội), TP. Đà Nẵng. Anh cũng là thành viên của Tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 thuộc Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19. 

Nhờ những đóng góp đó, anh được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, nhận giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi năm 2020” do Trung ương Đoàn thanh niên trao tặng, nhận bằng khen Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu.

Chia sẻ về 1 năm căng mình cùng đồng nghiệp chống chọi với dịch bệnh, anh cảm thấy càng căng thẳng đôi khi lại càng thú vị, càng nhiều thử thách, càng có động lực, quyết tâm tập trung cho công việc, đỡ lo toan bộn bề khác.

Khi theo đuổi công việc này, anh chấp nhận các rủi ro. Làm nghề gì cũng có nguy cơ, các ngành khác cũng vậy. Tuy nhiên khi bạn không may bị nhiễm bệnh, sẽ có nhiều người giúp bạn. Chúng ta có hệ thống điều trị rất tốt, không vấn đề gì cả.

Theo anh, làm nghề gì cũng có nguy cơ, người ta gọi là "sinh nghề tử nghiệp". Các ngành khác như công an, cứu hỏa, bộ đội… - cũng là nghề rất nguy hiểm, nhưng vẫn có nhiều người theo đuổi, cống hiến.

Ngành của anh có liên quan đến hóa chất, truyền nhiễm… Tuy nhiên, nhà nước luôn quan tâm đến y tế. Bản thân các bác sĩ chống dịch đều được trang bị thiết bị, đồ bảo hộ đầy đủ, chưa kể các bệnh viện dã chiến xây dựng nhanh và đạt tiêu chuẩn.

Anh cho rằng, khi bạn đam mê, yêu thích thì nguy hiểm không phải vấn đề quá lớn. Nó giúp mình cẩn trọng hơn, học tính cẩn thận, nghiêm túc với nghề nghiệp để bảo vệ mình trong quá trình tác nghiệp.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.