Người tiêu dùng đã lớn lên

Người tiêu dùng đã lớn lên

>> Đồng loạt nói “không” với Vedan

Từ khi bị phát hiện vào năm 2006, Cty này tỏ ra cù nhầy không có thiện chí khắc phục hậu quả gây ra.

Sự tẩy chay sản phẩm Vedan của người tiêu dùng Việt Nam dường như hơi muộn. Phản ứng như thế ở các nước phát triển thường đưa ra tức thì. Có lẽ do người Việt coi trọng cái tình, thích nhẹ nhàng, ôn hòa; không ưa gay gắt, thái quá.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam không thể ôn hòa được mãi. Thống kê của Bệnh viện K cho thấy, mỗi năm Việt Nam có 77.457 ca mới mắc bệnh ung thư, trong đó 80% là do môi trường sống; từ năm 2004 đến năm 2008, cả nước có 1.634 vụ ngộ độc thực phẩm, với 23.894 người bị mắc và 321 người chết.

Đã đến lúc người tiêu dùng Việt Nam phải sử dụng quyền của mình, vốn thực hiện từ lâu tại các thị trường lớn trên thế giới. Theo Công ước quốc tế, người tiêu dùng có tám quyền cơ bản, trong đó có quyền được lựa chọn, quyền được bồi thường, quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững. Ngày Quốc tế Người tiêu dùng năm nay cũng nêu chủ đề: “Tiền của chúng ta, Quyền của chúng ta”.

Bên châu Âu, từ trung tuần tháng 6-2010, đã áp dụng rào cản kỹ thuật mới đối với sản phẩm đang lưu hành tại thị trường, đó là dán lá xanh. Các sản phẩm được chọn dán lá xanh là sản phẩm thân thiện môi trường và sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất xanh, sạch. Việc dán lá xanh giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm thân thiện với môi trường; vận dụng quyền sử dụng sản phẩm xanh, tẩy chay sản phẩm chưa xanh.

Ở nước ta, từ năm 2006, Bộ TN-MT đã phối hợp với UBND TP Hồ Chí Minh thực hiện chương trình dán nhãn xanh cho các doanh nghiệp. Trong năm 2010, hệ thống siêu thị thực hiện chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp đạt chứng nhận xanh. Hành động của hệ thống siêu thị Co.op Mart và một số siêu thị Big C hiện nay, nằm trong chương trình nhất quán ấy.

Ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, từng nói: “Người tiêu dùng hãy là người tự bảo vệ mình”. Người tiêu dùng bảo vệ mình là bảo vệ cuộc sống, cũng vì yêu mến cuộc sống mà cần phải dấn thân, từ chối một vài thói quen, lợi ích cá nhân.

Người tiêu dùng Việt Nam, hồi nào thiếu đói phải lo giành phần, nay no đủ phải biết đấu tranh chống nguy cơ bị đầu độc, nâng cao chất lượng cuộc sống. Người tiêu dùng mạnh mẽ dùng quyền chính đáng của mình đòi hỏi người kinh doanh phải có trách nhiệm, mỗi sản phẩm phải đem lại mầm sống, không phải sự hủy diệt, biết tôn trọng cuộc sống an lành của cộng đồng. Cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam đã lớn lên qua những việc cụ thể, mà thái độ với sản phẩm của Vedan là một ví dụ rõ nét.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.