Người tiên phong thường bị nghi ngờ

Người tiên phong thường bị nghi ngờ
TP - Gần đây dự án xây dựng “Thủ phủ cà phê toàn cầu” của Trung Nguyên tại Buôn Mê Thuột có nhiều ý kiến tán dương đây là một ý tưởng đột phá giúp phát triển thương hiệu quốc gia, đưa ngành cà phê lên một tầm cao mới, nhưng cũng có khá nhiều ý kiến còn băn khoăn, thậm chí nghi ngờ.
Người tiên phong thường bị nghi ngờ ảnh 1
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Dự án này do Trung Nguyên khởi xướng và xây dựng trong mấy năm qua, đến nay đã thành hình, được đem ra bàn bạc trong một số hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn hoá.

Tại những cuộc trao đổi này, Chúng tôi đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Tổng GĐ Công ty Cổ phần Trung Nguyên về dự án này.

Thưa ông, ông có thể nói vắn tắt quá trình phát sinh, xây dựng ý tưởng của ông và cộng sự như thế nào?

Người tiên phong thường bị nghi ngờ ảnh 2 Có điều buồn là hiện nay, trong cuộc sống thường ngày, nhiều khi làm điều tốt không dễ. Rất buồn! Người tiên phong thường bị nghi ngờ. Tôi xin chia sẻ ý kiến của bà Nguyễn Thị Bình - Nguyên Phó chủ tịch nước, người đã tâm huyết đồng hành cùng dự án trong suốt thời gian qua: “Nếu không có nhiều người gan dạ, dám chấp nhận sự hy sinh gian khổ trong chiến đấu trước kia thì làm sao chúng ta có được Việt Nam như ngày nay? Nếu chúng ta không có người táo bạo, dám đi về phía trước ngày hôm nay thì làm sao chúng ta dám mơ “sánh vai cùng các nước” trong tương lai? Người tiên phong thường bị nghi ngờ ảnh 3 - Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Xuất phát ban đầu là lòng yêu và đam mê cà phê. Khi tham gia vào ngành công nghiệp cà phê, tôi rất bức xúc trước nghịch lý Việt Nam có đầy đủ lợi thế về tiềm năng và chất lượng cà phê nhưng chúng ta luôn ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chỉ dừng lại ở trồng trọt và xuất khẩu cà phê thô.

Vì vậy, cần thiết một mô hình phát triển bền vững cho ngành cà phê VN có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng giá trị thương hiệu cà phê VN. Thông qua đó, hình thành một mô hình phát triển bền vững cho đất nước, tận dụng được xu thế phát triển của thế giới.

Ý tưởng cốt lõi của Thủ phủ Cà phê Toàn cầu là xây dựng tổng hòa các hệ sinh thái bền vững với nền móng phát huy các thế mạnh về sinh học, thổ nhưỡng, cây, người, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử... của vùng Tây Nguyên.

Hiện đề án đã thành hình, rất công phu, đề cập đến rất nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, môi trường, công nghiệp chế biến, du lịch, văn hoá... Các ông có tham khảo ý kiến của các bộ ngành liên quan? Cảm quan chung là ý tưởng đột phá này không “bình thường” lắm theo cách tư duy bấy lâu nay của giới quản lý, ông có khó khăn gì không?

Phải tham khảo ý kiến chứ! Qua quá trình hơn ba năm từ khi ý tưởng phôi thai, chúng tôi đã tổ chức nhiều hội thảo, mời rất nhiều các nhà khoa học, các chuyên gia, các cán bộ,… thuộc nhiều lĩnh vực liên quan, trong và ngoài nước, tham gia góp ý và xây dựng cho dự án. Tất cả những đầu mục công việc đều đã được tính toán một cách cẩn thận và cặn kẽ.

Tuy nhiên, khi xây dựng một đề án tập trung vào vấn đề phát triển bền vững như dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu”, thì gặp phải những khó khăn là lẽ tất nhiên. Khó khăn nhất, có lẽ, vì theo tư duy thông thường, người ta chỉ thấy những gì đang có trước mắt, ở thực tại, mà không nhìn thấy được những nguồn lực vô hình. Tôi lấy ví dụ như Singapore.

Nếu chỉ theo tư duy thông thường, có lẽ, ông Lý Quang Diệu cũng sẽ chỉ nghĩ tới việc xây dựng làng chài bé nhỏ ấy lên theo từng bậc “xã chài”, “huyện chài”, “tỉnh chài”,… mà thôi. Nhưng trên thực tế, tư duy vượt tầm của ông Lý Quang Diệu đã giúp đảo quốc bé nhỏ ấy trở thành một quốc gia hùng mạnh, vì ông ấy đã nhìn ra được những nguồn lực vô hình có khả năng tập kết và cùng tập trung cho chiến lược xây dựng quốc gia đó.

Trong cuộc hội thảo gần đây nhất tại Hà Nội, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm có nói đại ý, đây là một dự án không nên quá quan tâm đến vấn đề tính khả thi, mà nên quan tâm đến việc thực thi, bởi đây là một đề án đột phá, rất nên làm thay cho suy tính cân đong... Tuy nhiên, dư luận vẫn rất quan tâm, nếu làm thì tính khả thi ra sao, vì ở ta đã có quá nhiều những dự án to lớn, nhưng rồi chẳng đâu vào đâu cả, vì không tính toán kỹ? Ông có thể nói về vấn đề này?

Như tôi vừa nói, không chỉ có các chuyên gia Việt Nam am hiểu môi trường, bối cảnh của nước ta, chúng tôi còn mời nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực như xây dựng thương hiệu quốc gia, chiến lược phát triển, quy hoạch và kiến trúc, du lịch sinh thái,… tới chia sẻ, xem xét, đánh giá và góp ý kiến cho dự án này.

Không chỉ riêng GS Thiêm, trong nhiều lần hội thảo, nhiều người cũng đã phát biểu rằng, đừng nói chuyện nó khả thi hay không nữa. Vấn đề bây giờ là thực thi. Hãy để cho dự án này được thực thi và kiểm nghiệm kết quả của nó.

Đây là một dự án nhằm nâng cao thương hiệu quốc gia, nhưng ở đây lại có một vòng luẩn quẩn: Thương hiệu quốc gia VN hiện quá thấp, điều này rất liên quan đến việc kêu gọi đầu tư hoặc gọi vốn ODA, ông nghĩ sao?

Chúng ta đang thiếu một tầm nhìn, một định vị cụ thể cũng như chiến lược tổng thể nhất quán trong việc nâng cao thương hiệu quốc gia.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi các nền kinh tế  bị phụ thuộc quá mức vào các nguồn tài nguyên cũ, ý tưởng này sẽ là một đột phá mang dấu ấn Việt Nam, là điểm nhấn để nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam khi chúng ta chủ trương đưa ra một phương cách tư duy lại hướng phát triển.

Điều chúng tôi cần nhất hiện giờ là sự thấu hiểu của các cơ quan có liên quan, để họ hiểu rằng đây là một dự án mang tầm quốc gia, đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia nỗ lực, tích cực của nhiều thành phần.

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thì đây là một ý tưởng hay, giàu tính lãng mạn. Ông cũng băn khoăn về việc Thủ phủ cà phê sẽ được nhấn mạnh vào vấn đề nào. Ông thì nghĩ sao?

Điểm quan trọng nhất của Dự án xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu chính là việc tạo ra một mô hình mẫu về phát triển bền vững. Một mô hình phát triển để đạt tới năng lực bền vững sẽ phải do chính cộng đồng bản địa chủ động đề xuất và phát triển. Đến nay, dự án đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc từ nhiều nhà khoa học, kinh tế, văn hóa,….đặc biệt được lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk coi là một dự án trọng điểm trong chương trình phát triển cà phê bền vững của tỉnh, cũng như sự khích lệ, quan tâm của một số lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Đây là minh chứng cho sự đồng thuận tư tưởng về ý tưởng của dự án cũng như cơ sở để tin tưởng hiện thực hóa dự án.

Lại còn có cả những ý kiến về vấn đề an ninh chính trị trên vùng đất nhạy cảm này? Liệu đó có phải là vấn đề lớn, nếu có thì ông giải quyết ra sao?

Ở đây, chúng ta nên thống nhất một quan điểm then chốt: Chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo được vấn đề an ninh. Thủ phủ cà phê toàn cầu giải quyết được vấn đề đó. Với mô hình phát triển cộng đồng, trong đó các dân tộc sẽ chia sẻ những tiện ích xã hội chung, trong khi vẫn giữ riêng các truyền thống và phong tục tập quán.

Thủ phủ cà phê toàn cầu sẽ giải quyết được vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo cuộc sống cho trẻ em, người nhiều tuổi và các nhóm khác, đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ,... Nói ngắn gọn, tôi tin tưởng, khi đã tạo ra được một cộng đồng hài hòa lợi ích, được thỏa mãn về đời sống tinh thần, chuyên chú phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thì vấn đề an ninh không còn là một mối lo ngại nữa.

Có người cho rằng, đưa ra đề án này, nếu không thực hiện được thì ông và Trung Nguyên cũng vẫn có lợi, vì thương hiệu được phát triển, có phải vậy không, thưa ông?

Trong những buổi nói chuyện với anh em ở công ty, tôi vẫn thường nói rằng, Trung Nguyên còn nợ người dân Việt Nam bởi sự yêu quý họ dành cho cà phê của chúng tôi trong suốt mười mấy năm qua. Chúng tôi đã khẳng định được dấu ấn thương hiệu, và để phát triển thương hiệu Trung Nguyên, có lẽ chúng tôi còn có nhiều cách khác, không đòi hỏi nhiều đến thế sự hao tổn về tâm não, công sức, nỗ lực và cả những rủi ro.

Từ năm 2003, sau khi thực hiện thành công chương trình “Vì thương hiệu Việt”, Trung Nguyên tiếp tục đưa ra chương trình “Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam”, chương trình tự vấn “Nước Việt nhỏ hay không nhỏ?”,… Tất cả những việc làm như vậy đâu phải vì mục đích vụ lợi của một cá nhân hay một doanh nghiệp. Thụ hưởng nó là cả một quốc gia, một xã hội.

Trân trọng cảm ơn ông.

Hiền Anh (thực hiện)

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.