Người tích cực thường có thói quen này, bất ngờ nhất là cách họ bắt đầu một ngày mới

HHT - Chỉ những ngày đẹp trời “mood” lên cao chúng ta mới nhìn thấy mặt sáng của vấn đề. Nhưng nếu luyện tập cái nhìn khách quan, không bỏ cảm xúc vụ lợi cá nhân lên, bạn có thể nhìn thấy mặt sáng của vấn đề hằng ngày. Bạn có thể nhìn tích cực ngay cả ở thời điểm khó khăn và giải quyết vấn đề tiến lên phía trước.

Tìm thấy góc nhìn lạc quan, cửa sáng của vấn đề ở ngay cả tình huống không thuận lợi

Khi rơi vào một tình huống xấu, hãy tự đặt cho bản thân 2 câu hỏi:

1. Điểm sáng duy nhất nào trong tình huống này, nó có lợi ích nào không?

2. Kể ra một cơ hội từ tình huống này.

Người tích cực thường có thói quen này, bất ngờ nhất là cách họ bắt đầu một ngày mới ảnh 1 Một cô gái tự tin luôn biết cách làm chủ vấn đề

Nhưng đừng hỏi 2 câu này ngay lập tức vì bạn vẫn phải để bản thân đi qua quá trình cảm xúc bình thường khi xảy ra sự cố: Buồn, giận, khó chịu, thất vọng… Đừng ép bản thân suy nghĩ lạc quan khi bạn vẫn còn cảm xúc ngỡ ngàng, sốc, bối rối, khó chịu vì sự việc.

Sống trong môi trường tích cực

Bạn chọn gần gũi ai? Bạn chọn xem chương trình gì? Tạp chí sách báo hây tin tức thế nào để ảnh hưởng đến thế giới quan của mình? Để có thể sống tích cực thì rất cần những người truyền cảm hứng trong cuộc sống giúp bạn nâng tinh thần lên chứ không dìm bạn xuống. Nên hãy cẩn thận với những gì bạn cho vào tâm trí mình.

Đi từ từ

Khi vội vàng, cả trong suy nghĩ, lời nói, ăn uống, di chuyển, kết quả bạn không có một tinh thần khỏe mạnh. Như thế làm cho căng thẳng tích tụ, năng lượng tiêu cực trong suy nghĩ bắt đầu phồng to lên và khiến sức mạnh cá nhân bị suy giảm. Khi làm mọi thứ chậm lại, từ từ lại, dù là cố ép bản thân đi chậm, nói chậm, ăn chậm lại, cả cơ thể và tâm trí sẽ cảm thấy bình tâm. Mặt hồ tĩnh lặng bạn sẽ dễ nhìn thấy mặt sáng của vấn đề.

Người tích cực thường có thói quen này, bất ngờ nhất là cách họ bắt đầu một ngày mới ảnh 2 Làm mọi thứ chậm lại, bạn sẽ lạc quan hơn nhiều

Khi đang căng thẳng hoặc mọi thứ quá nhanh, bạn sẽ dễ làm quá vấn đề. Mỗi lần thấy bản thân nóng vội, ra lệnh dứt khoát với bản thân: Dừng lại, đây là sai lầm cũ quen thuộc, không lặp lại nó lần nữa. Sau đó cần ngồi xuống, thư giãn, hít thở.

Tập trung lại: Nói chuyện với ai đó thân và tham khảo thêm góc nhìn hoặc hỏi bản thân:

- Vấn đề này 5 năm nữa có còn lớn chuyện không?

- 5 tuần nữa còn là vấn đề không?

- Hoặc nhìn vào sổ ghi chép, nhật ký xem vấn đề từng khiến bạn đau đầu trước kia bây giờ còn gợi cho bạn cảm xúc gì không?

Đừng để những nỗi sợ mơ hồ cản trở những điều bạn mong muốn

Đôi khi bạn muốn thử một cơ hội mới trong đời: Làm một cái gì đó khác với thói quen, thử hẹn hò một ai đó, tạm quên đi những việc mình đau đầu… Và một trong những cái bẫy khi bạn muốn làm vậy là lạc lối trong nỗi sợ mơ hồ về những gì có thể xảy ra những nguy cơ chưa gọi tên. Tâm trí được tiếp sức bởi nỗi sợ sẽ vẽ ra những ác mộng và một tấn thứ nghi ngờ bản thân.

Những lúc như vậy phải hỏi bản thân chuyện tệ nhất mà mình sợ nó sẽ diễn ra rốt cuộc là gì. Dành thời gian để tính luôn mình sẽ làm gì nếu trường hợp hi hữu đó diễn ra. Và thật ra sự thật thường không kinh khủng bằng những kịch bản mà tâm trí bạn vẽ ra đâu.

Phân tích và tư duy như vậy không mất quá nhiều thời gian và nỗ lực, mà còn giúp bạn không phải chịu đựng áp lực tinh thần. Giúp bạn vượt ra khỏi vùng an toàn, nắm bắt cơ hội của bản thân.

Mang đến giá trị hoặc những điều tích cực đến cuộc sống của người khác

Những gì bạn cho đi sẽ tìm đến bạn một cách nào đó. Đôi khi sự đáp đền không đến trực tiếp và bạn không biết khi nào nó sẽ đến nhưng chắc chắn mọi việc sẽ thuận lợi cho bạn. Đây không phải là lòng tốt tính toán (sống tốt để có lợi) mà là sự đối đãi có chủ ý tâm tư, biết suy nghĩ thấu đáo. Những việc tốt bạn có thể làm đơn giản thôi!

Người tích cực thường có thói quen này, bất ngờ nhất là cách họ bắt đầu một ngày mới ảnh 3 Giúp đỡ người khác giúp bạn lạc quan lên hẳn

- Giúp đỡ việc nhỏ: Giữ cửa khi bước vào cửa hàng/ quán xá khi có người đi liền sau bạn, cho bạn đi ké chuyến xe, cho người khác thông tin những điều bạn biết…

- Lắng nghe: Đôi khi người ta không muốn bạn giải quyết vấn đề, chỉ muốn bạn lắng nghe thôi.

- Đẩy mood của người khác: Cười, vỗ về, động viên khi ai đó đang có giai đoạn khó khăn.

Nhận sự lời chỉ trích một cách tích cực

Một trong những nỗi sợ lớn nhất là sợ bị chỉ trích, khiến bản thân không dám làm những điều mình muốn trong đời. Sự từ chối hay lời chê có thể khiến bản dễ dàng tổn thương. Nhưng muốn theo đuổi những gì bản thân mong muốn thì đi qua chỉ trích là điều không thể tránh khỏi. Nên chìa khóa là quản lý nó một cách lành mạnh. Làm thế nỗi sợ sẽ bớt và nỗi đau cũng vơi đi nếu bạn bị chê trách.

Người tích cực thường có thói quen này, bất ngờ nhất là cách họ bắt đầu một ngày mới ảnh 4 Một trong những nỗi sợ lớn nhất là sợ bị chỉ trích.

Đừng phản hồi ngay: Khi đang buồn, nóng giận bạn cần thời gian bình tâm chút. Cần một ít thời gian để xem thông điệp mình muốn trả lời là gì?

Lắng nghe lời chỉ trích: Luôn rộng mở và xem lời góp ý đó có ích lợi gì cho bạn không? Có xem là một phản hồi cần thu thập không? Hỏi bản thân xem có điều gì có thể học được từ lời góp ý này không? Có điều gì bạn không muốn nghe nhưng thực sự hữu ích không?

Khởi đầu một ngày chầm chậm thôi

Nếu đầu ngày đã vội vàng, năng lượng bạn mất rất nhanh và dễ bị tiêu cực cả ngày. Nếu bạn chuẩn bị trước và buổi sáng đỡ cập rập, mọi thứ từ tốn thì tinh thần bạn khỏe hơn rất nhiều. Đừng đọc tin tiêu cực ở đầu ngày nhé!

Người tích cực thường có thói quen này, bất ngờ nhất là cách họ bắt đầu một ngày mới ảnh 5 Bắt đầu buổi sáng thật chill, bạn sẽ lạc quan hơn nhiều

Cuối cùng, người lạc quan tích cực là người nghĩ xem cách nào để hoàn thành việc gì đó chứ không phải lo nói trước là việc đó không thể hoàn thành. Họ luôn nhớ rằng giải pháp luôn nhiều hơn khó khăn. Đừng sợ sai, bởi vì né tránh những tình huống mà bạn có thể mắc sai lầm có thể chính là sai lầm lớn nhất của bạn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm