Người sống sót vụ rơi máy bay ở Khánh Hòa viết hồi ký

Sau tai nạn thảm khốc, Annette từng quay về Việt Nam vào năm 2006 để đi tìm lại những điều đã ám ảnh mình.
Sau tai nạn thảm khốc, Annette từng quay về Việt Nam vào năm 2006 để đi tìm lại những điều đã ám ảnh mình.
Ký ức kinh hoàng của Annette Herfkens - hành khách sống sót duy nhất trên chiếc máy bay Yak 40 rơi ở Khánh Hòa cách đây 22 năm - được kể lại trong tác phẩm vừa ra mắt tại Việt Nam.

Cuốn tự truyện 192 Hours (Turbulence: A Survival story) của tác giả Annette Herfkens từng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả Mỹ khi ra mắt hồi tháng 1. Sách kể về sự sống sót kỳ diệu của Annette Herfkens sau tai nạn máy bay thảm khốc vào năm 1992 tại núi Ô Kha, thuộc xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Ấn bản tiếng Việt do dịch giả An Điền thực hiện.

Sau tai nạn thảm khốc, Annette đã thực sự yêu Việt Nam và dành những tình cảm nồng nhiệt cho nơi đây. Cô chia sẻ với dịch giả cảm nhận về chuyến đến Việt Nam sắp tới: "Tôi rất hào hứng và hạnh phúc. Sau hơn 20 năm, tôi ngày càng nhận rõ mối kết nối của mình với Việt Nam, với vẻ đẹp và những con người kiên cường nơi đây".

Cách đây 22 năm, Annette Herfkens là cô gái Hà Lan chưa đầy 30 tuổi, xinh đẹp, giỏi giang. Cô có công việc tốt và một tình yêu trọn vẹn. Nhưng mọi việc đảo lộn vào ngày định mệnh - 14/11/1992. Đó là ngày Annette Herfkens và chồng sắp cưới Willem van der Pas cùng 31 hành khách bước lên chuyến bay số hiệu 474 của Vietnam Airlines, rời TP HCM đến Nha Trang. Chuyến đi được xem như kỳ trăng mật của hai người. Nhưng chiếc máy bay đâm vào đỉnh núi và rơi xuống ở Ô Kha, Khánh Hòa.

Người sống sót vụ rơi máy bay ở Khánh Hòa viết hồi ký ảnh 1

Annette và bạn trai.

Sau khi máy bay rơi, vẫn còn vài người sống sót. Nhưng dần dần, họ đều qua đời vì nhiều nguyên nhân. Riêng Annette thoát chết với thương tích đầy mình. "Đầu gối trái có một vết thương lớn và sâu. Đầu gối phải đầy máu. Da trên mắt cá chân thì hầu như bị xé toạc ra. Nhưng cảnh tượng hãi hùng nhất phải nằm ở ống chân: tôi nhìn thấy cả xương mình! Một tấc xương phơi lồ lộ ra qua nhiều thớ thịt", Annette kể lại.

Trong cuốn tự truyện, Annette kể lại cách thức để tồn tại trong tám ngày cô độc giữa thung lũng Ô Kha. Annette phải lấy những miếng xốp từ thân máy bay để tích nước làm nguồn thức ăn sống qua ngày cho đến khi đoàn cứu hộ đến và đưa cô tới bệnh viện cấp cứu.

Người sống sót vụ rơi máy bay ở Khánh Hòa viết hồi ký ảnh 2

Bìa cuốn "192 hours".

Độc giả sẽ tìm thấy trên trang sách những trải nghiệm cá nhân của một cô gái đầy dũng cảm, mạnh mẽ. Annette dùng trực giác, sự tập trung và hiểu biết để chỉ dẫn bản thân, vượt lên những cơn đau, sự mất mát để giành lại sự sống. Dù đối mặt với thảm họa, Annette chưa bao giờ nhìn cuộc sống với con mắt bi quan. Ngược lại, cô nhìn vào mặt tốt đẹp, tươi sáng để vượt lên thử thách.

Không đơn thuần kể lại tai nạn xảy ra với mình và cách tồn tại ra sao trong tám ngày thương tích giữa thung lũng Ô Kha, Annette còn mở rộng biên độ cuốn sách khi kể về đời cô sau khi được cứu sống, đoàn tụ với gia đình cũng như trở lại với công việc. Bên cạnh cuộc chiến đấu sống còn tại thung lũng Ô Kha, Annette phải chiến đấu với những thương tổn, mất mát, ám ảnh về tinh thần.

Theo Bạch Tiên

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.