Sau giao thừa, hàng ngàn người ở TPHCM nô nức đến các chùa Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi (quận 3), Đại Giác, Phổ Quang (quận Tân Bình), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Vạn Thọ (quận 1)… để du xuân, cầu phúc lộc cho năm mới.
Tại chùa Vĩnh Nghiêm, Phổ Quang, Việt Nam Quốc Tự… bãi giữ xe quá tải, những người đến chùa phải giữ ở các điểm giữ xe bên ngoài.
Bãi giữ xe các chùa trên địa bàn quá tải, người đi chùa phải giữ ở bên ngoài.
Anh Hà Văn Trọng (36 tuổi, ngụ quận 3) cho biết: “Đi chùa đêm giao thừa không chỉ là cầu tài cầu lộc hay cầu an, mà quan trọng hơn đó là cách để tâm hồn mình cảm thấy thư thái, sẵn sàng cho một năm mới”.
Sư thầy Thích An Tấn chùa Giác Sanh, quận Tân Bình giải thích: “Người Việt mình quan niệm, đi chùa đầu năm mới không chỉ đơn giản là ước nguyện, mà còn là thời gian để con người tìm về chốn tâm linh, sau những ngày tháng vất vả mưu sinh, để tìm lại chốn bình yên sau một năm mưu vất vả vì công việc, cơm áo gạo tiền”.
Năm nay không bắn pháo hoa, người dân Sài Gòn đến chùa sớm hơn mọi năm.
Mua hoa, nhang đèn vào bái phật.
Khu vực thắp hương trước sân chùa Vĩnh Nghiêm lúc nào cũng kín người
Người Việt quan niệm đi chùa đầu năm không chỉ là ước nguyện, mà còn là thời gian để tìm về chốn tâm linh sau một năm vất vả mưu sinh
Ở trong và ngoài các chùa trên địa bàn đều có lực lượng công an để bảo đảm an ninh trật tự
Người đi chùa mua lộc
Bên ngoài chùa Đại Giác được trang trí ánh đèn lung linh
Mặc dù chưa tới giao thừa, nhưng trong khuôn viên chùa đã có rất đông người.
Bà Hoa (phải) mua chim phóng sinh, cầu mong năm mới