Người nghiện tự khai báo, quy định 'quá ngây thơ'

Vụ án giết người, cướp tài sản mới đây xảy ra tại Thường Tín (Hà Nội) vẫn là câu chuyện nhức nhối về tội phạm liên quan ma túy. Trong ảnh , lực lượng chức năng tìm kiếm và đưa thi thể nữ sinh viên bị sát hại lên bờ. Ảnh: Thanh Hà - Hữu Dánh
Vụ án giết người, cướp tài sản mới đây xảy ra tại Thường Tín (Hà Nội) vẫn là câu chuyện nhức nhối về tội phạm liên quan ma túy. Trong ảnh , lực lượng chức năng tìm kiếm và đưa thi thể nữ sinh viên bị sát hại lên bờ. Ảnh: Thanh Hà - Hữu Dánh
TP - Ngày 13/11, cho ý kiến về Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), nhiều đại biểu băn khoăn về quy định người sử dụng trái phép chất ma túy phải “tự khai báo” hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của mình.

Khó trông chờ người nghiện tự giác

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn), cần phân biệt rõ giữa người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy, để có biện pháp áp dụng tương xứng. Bà Thủy cũng cho rằng, trước năm 2009, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy được quy định là một tội trong Bộ luật Hình sự và có tính răn đe cao.

Tuy nhiên, sau khi có sự thay đổi trong nhận thức, coi người sử dụng trái phép chất ma túy là nạn nhân, Bộ luật Hình sự đã không quy định đây là tội danh. Theo đại biểu, điều này dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng người nghiện trong thời gian qua. Đại biểu đang là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần quản lý người sử dụng chất ma túy và có biện pháp từ sớm, chặt chẽ, mới mang lại hiệu quả. Đồng thời có chế tài đối với người không chấp hành xét nghiệm ma túy.

“Các đại biểu nói, trong nhà có vài ba người nghiện thì rất gay go. Hoặc ở ngay trong khu phố, trong xóm, trong làng có một người nghiện là cảnh giác hết, phải ngăn ngừa, răn đe. Thái độ của chúng ta, của xã hội như thế nào đối với người nghiện và người người sử dụng trái phép chất ma túy? Tôi cho rằng, phải thể hiện rất rõ ràng điều đó trong luật này như là mong muốn của đại biểu Quốc hội”. Đại tướng Tô Lâm 

Nói về điều này, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) dẫn chứng, năm 2009 có 146 ngàn người nghiện nhưng 10 năm sau đã có 235 ngàn người nghiện (tăng 60%). Tuy nhiên, đây mới chỉ là số liệu thống kê, còn trong thực tiễn, số liệu này còn cao hơn nhiều. Ông Chính cũng dẫn chứng ba vụ án gây bất bình trong dư luận vừa qua: vụ án ca sĩ Châu Việt Cường giết người yêu; bé 3 tuổi tại Hà Nội chết do bố mẹ đánh đập; nữ sinh Học viện Ngân hàng bị kẻ nghiện giết tại Thường Tín (Hà Nội) mới đây, tất cả đều liên quan đến “hiểm họa” ma túy. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị cần tăng cường biện pháp phòng và quản lý người sử dụng ma túy. Đây là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay để đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.

Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Cao Nhất (Bình Định) cho rằng, quy định người sử dụng trái phép ma túy phải tự khai báo hành vi là điều khó khả thi. Ngoài việc lo sợ xã hội xa lánh, người sử dụng trái phép chất ma túy còn bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. “Vậy khi tự khai báo, họ có bị phạt không? Nếu tự khai báo mà vẫn bị phạt thì quy định này khó khả thi. Cần có biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn trong phòng chống tái nghiện”, ông Nhất cho hay.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cũng cho rằng, vấn đề “phòng” trong dự thảo luật còn mờ nhạt, chủ yếu xoay quanh các biện pháp “vận động”, “kêu gọi” là chưa hiệu quả. Đại biểu đánh giá, quy định người nghiện phải “tự khai báo” là “quá ngây thơ”. “Khó có thể trông chờ vào sự tự giác của người nghiện. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa, e rằng số người nghiện sẽ tăng cao trong thời gian tới”, bà Dung nói và đề nghị, người 18 tuổi nếu phát hiện sử dụng ma túy, cần đưa đi cai nghiện bắt buộc. Đồng thời cần quy định một chương riêng về trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và nhà trường để phòng chống ma túy”, bà Dung nêu.

Bộ Công an sẵn sàng nhận quản lý cơ sở cai nghiện

Người nghiện tự khai báo, quy định 'quá ngây thơ' ảnh 1 Hai đối tượng bị cáo buộc trong vụ án là Nguyễn Xuân Trung và Nguyễn Văn Quân  
được cho là nghiện ma túy. Ảnh: Công an cung cấp

Giải trình những vấn đề đại biểu đặt ra, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, khi xây dựng luật này, ban soạn thảo đưa những nội dung để phòng ngừa rất lớn, các điều khoản đều bao quát việc đó. “Đấu tranh không chỉ là bắt giữ mà phải làm sao ngăn chặn, giảm được tội phạm, giảm nguồn cung ma túy, tức tính đến yếu tố phòng ngừa là quan trọng. Tiếp đó giảm nguồn cầu, trong đó có những vấn đề về người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy”, Đại tướng Tô Lâm cho hay.

Theo Bộ trưởng, việc xử lý đối tượng này được thực hiện trong từng bước khác nhau. Với người sử dụng trái phép chất ma túy chưa xử lý hành chính, chủ yếu là vận động, giáo dục, mức độ quản lý nhẹ nhất. Với người nghiện ma túy, bắt đầu có các biện pháp, chế tài xử lý hành chính. Còn với tội phạm, phải xử lý hình sự.

Bộ trưởng Công an cũng cho biết, cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy rất nhiều, thực tế chúng ta huy động cả hệ thống chính trị, xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm. Tuy nhiên, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh, sẽ làm rõ, giao trách nhiệm rạch ròi cho các cơ quan chuyên trách, còn chủ trì là cơ quan công an. Điều này phù hợp với Hiến pháp 2013 và Luật Công an nhân dân. Điều này cũng đảm bảo đúng nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, còn nhiều lực lượng cùng tham gia phối hợp.

Trao đổi về việc quản lý các cơ sở cai nghiện mà đại biểu đề cập trước đó, Bộ trưởng khẳng định, Bộ Công an sẵn sàng nhận. “Bộ Công an không ngại quản lý vấn đề này, nếu luật cho phép, chúng tôi rất sẵn sàng làm. Đây là một biện pháp để ngăn ngừa tội phạm”, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.