Người nghèo Trung Quốc và canh bạc nuôi con ăn học

Người nghèo Trung Quốc và canh bạc nuôi con ăn học
Gia đình Ngô Nghiệp Quân dành hơn một nửa thu nhập cả năm chu cấp cho con gái học đại học, nhưng điều này cũng không thể bảo đảm con họ sẽ tìm được việc làm trong tương lai.

Người nghèo Trung Quốc và canh bạc nuôi con ăn học

> Đà Nẵng tặng 20 ngôi nhà cho người nghèo

> Mùa đông ấm cho trẻ em vùng cao 

Gia đình Ngô Nghiệp Quân dành hơn một nửa thu nhập cả năm chu cấp cho con gái học đại học, nhưng điều này cũng không thể bảo đảm con họ sẽ tìm được việc làm trong tương lai.

Công việc thường ngày của anh Ngô Nghiệp Quân là khoan đào than tại các giếng than ngợp khói bụi, không thấy mặt trời, với mức lương 500 USD một tháng. Còn vợ anh, chị Tào Vị Bình, cứ mỗi mùa táo chín vào giữa năm lại nai lưng đóng gói khoảng 3.000 trái táo tươi vào bao nilon mỗi ngày, với mức lương 12 USD.

Những thời gian khác trong năm, chị Tào kiêm thêm việc bán hàng với mức lương mỗi ngày chỉ vài USD. Toàn bộ thu nhập của hai vợ chồng đều dành cho sự nghiệp học hành của con gái.

Vợ chồng Tào Vị Bình (trái) và Ngô Nghiệp Quân không mơ có ngày
Vợ chồng Tào Vị Bình (trái) và Ngô Nghiệp Quân không mơ có ngày "hồi vốn", nhất là khi con gái họ muốn bỏ học. Ảnh: TMagazine.

Tuy nhiên, tấm bằng đại học hiện nay cũng không thể đảm bảo con cái họ sẽ tìm được một công việc có thu nhập cao, bởi số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc tăng gấp 4 lần so với 10 năm về trước.

Người nghèo và gánh nặng nuôi con ăn học

Ngô Nghiệp Quân và Tào Vệ Bình lớn lên tại vùng nông thôn miền tây Trung Quốc, rồi trở thành dân lao động lang bạt khắp nơi kiếm tìm công việc có thu nhập cao hơn. Họ phải tính toán rất chi li để sống qua ngày. Trong gần 20 năm qua, hai người sống trong căn nhà mái lá chật chội có diện tích chỉ gần 19 m2.

Họ chưa từng sở hữu ô tô hay đi du lịch, thậm chí còn chưa bao giờ nhìn thấy biển. Trong suốt 5 năm qua, hai người cũng không về quê ăn Tết, chỉ để tiết kiệm tiền tàu xe và quà cáp. Anh Ngô tranh thủ thời gian nghỉ lễ đó làm thêm ca tại mỏ than để tăng thu nhập. Vất vả là vậy, nhưng hai vợ chồng cũng không có khoản tiết kiệm hưu trí.

Sự hy sinh này đổi lại việc Ngô Tào Anh, cô con gái 19 tuổi của họ, nay là sinh viên đại học năm thứ hai. Tào Anh là một trong hàng chục triệu sinh viên Trung Quốc, điều mà bố mẹ cô chưa từng mơ tưởng.

Mặc dù vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học, nhưng vợ chồng Ngô Nghiệp Quân cũng không mơ có ngày "hồi vốn". Con gái họ cũng cảm thấy rất mâu thuẫn với việc có nên tiếp tục học hay không, bởi học phí và sinh hoạt phí một năm bằng hơn một nửa tổng thu nhập của bố mẹ. Thành tích học tập của Tào Anh cũng chỉ thuộc loại khá, nên cô muốn bỏ học để tìm việc kiếm tiền.

Ước mơ của Tào Anh là được làm việc tại một công ty lớn, nhưng cô cũng biết rất nhiều sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học. "Em mơ ước mình có thể mở một công ty nhỏ", TMagazine dẫn lời Tào Anh chia sẻ. Nhưng em cũng thừa nhận bản thân không có tiền vốn và kinh nghiệm.

Đối với các bậc phụ huynh đến từ nông thôn Trung Quốc, chi phí nuôi con học đại học một năm bằng từ 6 đến 15 tháng thu nhập. Các sinh viên nghèo cũng rất khó để giành được học bổng hoặc trợ cấp của chính phủ. Tại Mỹ, chi phí học tại các trường tư tương đương thu nhập một năm của người làm công ăn lương. Với các trường công, con số này chỉ khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, cơ hội giành được trợ cấp chính phủ ở Mỹ cao hơn tại Trung Quốc.

Chi phí học tập một năm của con gái chiếm hơn một nửa tổng thu nhập gia đình Ngô Nghiệp Quân. Ảnh: TMagazine
Chi phí học tập một năm của con gái chiếm hơn một nửa tổng thu nhập gia đình Ngô Nghiệp Quân. Ảnh: TMagazine.
 

Ngoài ra, với các gia đình Mỹ bỏ ra một nửa thu nhập chu cấp cho con, sức mua của nửa khoản thu nhập còn lại cũng lớn hơn các hộ gia đình Trung Quốc có tổng thu nhập một năm ít hơn 5.000 USD.

Phụ huynh Trung Quốc ngoài chi phí đại học, còn phải đối diện với các khoản chi khác như tiểu học, trung học và cấp ba. Nhiều gia đình còn thuê gia sư với mong muốn con mình đạt điểm cao trong kỳ thi đại học. Cuộc sống của người dân Mỹ khi về già có thể được đảm bảo nhờ các chương trình an sinh xã hội. Nhưng, các bậc cha mẹ Trung Quốc chỉ có thể trông mong vào khoản đầu tư giáo dục dành cho con. Họ không còn nhiều sự lựa chọn khác, nếu con cái sau khi ra trường không tìm được việc.

Khoảng 8 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp mỗi năm. Tuy nhiên, tình trạng chi phí học đại học đắt đỏ trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đi xuống, khiến tỷ lệ thất nghiệp trong sinh viên đại học tăng cao trong những năm gần đây. Việc những thanh niên có hoàn cảnh như Tào Anh liệu có thể tìm được việc làm nuôi sống bản thân và gia đình hay không, đã trở thành vấn đề xã hội lớn tại Trung Quốc.

Tào Vị Bình năm nay 39 tuổi, bỏ học từ năm lớp ba. Ngô Nghiệp Quân, 43 tuổi, chưa từng đi học. Họ lấy nhau rất sớm, rồi có con năm chị Tào mới tròn 20 tuổi. Hồi đó, thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng chỉ khoảng 25 USD. Đến khi con gái Tào Anh chập chững biết đi, hai người bắt đầu lo lắng về việc nếu con gái phải đi bộ xa mới đến được trường, thì sớm muộn gì cũng sẽ bỏ học.

Họ cũng như hàng trăm triệu người dân Trung Quốc khác, họ quyết định rời bỏ quê hương và người thân. "Các bậc cha mẹ trong thôn đều muốn con mình được học đại học, bởi chỉ có kiến thức mới thay đổi được số phận", Tào Vị Bình chia sẻ.

Theo Đức Dương
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG