Người nghèo đi xe máy phải cầm Sổ hộ nghèo?

Làm gì để chứng minh là người nghèo
Làm gì để chứng minh là người nghèo
TPO – Sau khi báo Tienphong Online đăng bài “Người nghèo được miễn phí sử dụng đường bộ” nhiều độc giả thắc mắc: Liệu người nghèo có phải cầm sổ hộ nghèo khi điều khiển xe máy hay không?

>Người nghèo được miễn phí sử dụng đường bộ

>Phạt 3-6 triệu đồng nếu không nộp phí bảo trì đường bộ

Từ khi Thông tư số 197/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đường bộ theo đầu phương tiện được ban hành, dư luận có nhiều băn khoăn xung quanh việc miễn phí đối với người điều khiển xe máy thuộc diện hộ nghèo.

Việc miễn thu phí sử dụng đường bộ tại Thông tư số 197/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ giúp người nghèo bớt đi một khoản kinh phí, được đông đảo bạn đọc ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi: Người nghèo phải cầm loại giấy tờ gì khi điều khiển xe máy trên đường để không bị phạt, phải cầm Sổ hộ nghèo khi điều khiển xe máy hay không và trong trường hợp hộ nghèo có 2 người điều khiển xe máy sẽ giải quyết thế nào?

Phóng viên Tiền Phong đã liên hệ với ông Đinh Văn Ninh, Trưởng phòng CSGT tỉnh Ninh Bình, ông Lưu Thiên Minh, Trưởng Phòng CSGT tỉnh Thanh Hóa… nhưng đều chưa có câu trả lời.

Tiếp tục liên hệ với ông Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT TP Hà Nội, thì được ông này cho rằng đó là vấn đề thuộc Bộ GTVT.

Báo Tienphong Online sẽ tiếp tục làm việc cới cơ quan chức năng để có câu trả lời cho quý độc giả.

Sổ hộ nghèo

Điều kiện để được xác nhận và cấp “sổ hộ nghèo” là gia đình phải thuộc diện có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng từ 200.000 đồng trở xuống đối với khu vục nông thôn, hoặc 260.000 đồng trở xuống đối với khu vực thành thị. Một số địa phương có mức sống “giàu có” hơn, có thể điều chỉnh chuẩn hộ nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn.

Thủ tục để được xác nhận và cấp sổ hộ nghèo tuân theo luật định (thông tư 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28-2-2007). Hằng năm UBND cấp xã lập ban chỉ đạo bao gồm các trưởng thôn, đại diện chi hội, đoàn thể ở xã để khảo sát mức thu nhập của từng hộ thuộc đối tượng hộ nghèo. Lập danh sách đề nghị xác nhận hộ nghèo. Sau đó UBND xã phải tổ chức hội nghị họp các hộ dân trong xã để bình chọn công khai, dân chủ với sự tham gia của các cơ quan đảng, đoàn thể tại cơ sở. Căn cứ biên bản buổi họp bình xét hợp lệ, UBND cấp xã lập danh sách hộ nghèo và trình UBND cấp huyện để phê duyệt.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.