Người Kim Sơn hồi tưởng về Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Thầy Lê Kim Toàn hổi tưởng về học sinh ưu tú của mình. Ảnh: Thanh Huyền
Thầy Lê Kim Toàn hổi tưởng về học sinh ưu tú của mình. Ảnh: Thanh Huyền
TPO - Những ký ức của người dân Kim Sơn là từ thuở nhỏ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa hiền lành, điềm tĩnh lại học giỏi.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, tại thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Xuất thân trong gia đình nông dân, có cha làm nghề đơm đó bắt tôm cá trên sông, còn mẹ làm nghề bán chuối dạo. Gia đình Chủ tịch nước có 6 anh chị em, trong đó bốn trai là Vinh, Quang, Sáng, Tỏ; hai gái là Nguyệt, Tuyết.

Năm 1962, khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang mới vào tiểu học, em trai út Trần Quốc Tỏ mới sinh được 3-4 tháng thì cha mất. Mẹ ông phải vất vả ngược xuôi nuôi con. Do nhà quá nghèo, đông anh em, nên từ nhỏ Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã giúp mẹ làm nhiều việc nhà nông. Ông nổi tiếng trong vùng vì học giỏi, chăm chỉ, điềm tĩnh, và trầm tính. 

Những ký ức của người dân Kim Sơn là từ thuở nhỏ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa hiền lành vừa học giỏi. Khi học THPT, ông từng được nhà trường tặng thưởng 1 chiếc xe đạp vì thành tích học tập xuất sắc.

“Thầy và trò trường THPT Kim Sơn B quyết tâm phấn đấu, rèn luyện để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học trong những năm học tới như Chủ tịch Trần Đại Quang đã từng căn dặn,” Hiệu trưởng trường THPT Kim Sơn B Vũ Xuân Sinh bày tỏ. 

Từ câu chuyện của thầy Sinh chúng tôi tìm đến nhà thầy giáo Lê Kim Toàn (80 tuổi, thầy giáo chủ nhiệm 3 năm trung học của Chủ tịch nước Trần Đại Quang).  

Trong căn nhà ở xóm 10, xã Hồi Ninh, Kim Sơn, Ninh Bình, ông Lê Kim Toàn (80 tuổi, thầy giáo chủ nhiệm 3 năm trung học của Chủ tịch nước Trần Đại Quang) kể lại những kỷ niệm về cậu học trò ngoan hiền.

Thầy Toàn cho biết, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một học sinh chăm ngoan, học giỏi và luôn luôn giúp đỡ bạn bè. 

 Thầy Toàn tâm sự: "Tôi đã từng dạy tất cả 6 anh, chị và em nhà Chủ tịch nước, nên rất hiểu hoàn cảnh gia đình. Bố mất sớm, mẹ tần tảo nuôi 6 người con ăn học. Gia đình nghèo lắm, nhưng ai cũng thông minh, học giỏi. Mặc dù nhà xa trường, phải đạp xe nhiều cây số để đi học, nhưng hiếm khi nào anh Quang nghỉ học".

 Vợ thầy Toàn là bà Trần Thị Kim Liên (SN 1945) chia sẻ: "Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người tình nghĩa lắm. Năm 2016, khi thầy Toàn bị bệnh nặng, Chủ tịch nước đã đưa thầy vào bệnh viện Bạch Mai điều trị, còn biếu gia đình một khoản tiền".

Người Kim Sơn hồi tưởng về Chủ tịch nước Trần Đại Quang ảnh 1 Bà Trần Kim Liên - vợ thầy Lê Kim Toàn. Ảnh: Thanh Huyền   
Người Kim Sơn hồi tưởng về Chủ tịch nước Trần Đại Quang ảnh 2 Ông Vũ Văn Định, xóm 6, xã Ân Hoà. Ảnh: Minh Đức
Khi học THPT trong thời kỳ chiến tranh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phải sơ tán khỏi mái trường THPT Kim Sơn B tại xã Hùng Tiến, chuyển qua một ngôi miếu ở xã Ân Hoà (Kim Sơn).
Trò chuyện với Tiền Phong, ông Vũ Văn Định (xóm 6 xã Ân Hoà, Kim Sơn), cho biết: "Tại Ân Hoà, ngoài việc học tập, Chủ tịch nước còn giúp người dân trồng và thu hoạch ngô, khoai, lúa. Sau này những lần có dịp về quê, Chủ tịch nước đều qua thăm ngôi miếu và bà con nhân dân xã Ân Hoà", ông Định nói.
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.