Người khuyết tật dầm mưa thi bơi lội

Anh Hải Âu đúc cháo cho con
Anh Hải Âu đúc cháo cho con
TPO - Cơn mưa tại TP Cần Thơ kéo dài sáng qua đã gây không ít khó khăn cho các VĐV khuyết tật, nhưng họ vẫn đến Hội thi thể thao Người khuyết tật toàn quốc lần từ rất sớm.

Nữ VĐV bơi lội Trương Thị Cầm Tú, 37 tuổi, của đoàn Cần Thơ đã có mặt tại hồ bơi Quân Khu 9 từ hơn 6 giờ sáng. Chị Tú bị liệt 2 chân, di chuyển bằng cách ngồi trên miếng ván bằng gỗ, gắn 4 bánh xe phía dưới, dùng 2 tay đẩy đi tới lui.

Chị Tú nói: “Tôi đi không được nhanh như người khác nên thấy trời chuyển mưa là tranh thủ mua hộp cơm đến hồ bơi vừa ăn vừa ngồi chờ”. 

Cùng đến sớm như chị Tú, chàng trai Nhanh Hòa của đoàn TP HCM, anh có vẻ e thẹn, trên người mặc áo mưa chạy lăn xe từ khách sạn Vạn Phát đến hồ bơi hơn 1 km.

Người khuyết tật dầm mưa thi bơi lội ảnh 1

VĐV Trương Thị Cẩm Tú

Nhưng anh không chạy vào bãi xe trước cửa nơi thi đấu mà chạy vào góc khuất nơi đậu xe hơi, tay cầm hộp xôi mặn ngồi ăn một mình. Anh Hòa tâm sự: “Ở thành phố bán vé số tối ngày được vài chục ngàn nên xuống đây tiện tặn không dám ăn món ngon mà dành dụm tiền gửi về gia đình”.

Hơn 7 giờ 30 phút, mưa ngày càng nặng hạt, con đường từ đầu lộ vào đến hồ bơi nước ngậm, lội bì bõm. Hơn nữa, mặt đường chơn trượt gây không ít khó khăn cho người khuyết tật. Nhiều người dầm mưa đến toàn thân ướt nhem, ngồi co ro bên góc nhà cho ấm. Sau đó, họ thay đồ thi đấu xuống hồ bơi khởi động.

Có người nhảy xuống bơi được hơn 10 phút là nhờ tình nguyện viên giúp đỡ đưa lên bờ với vẻ mặt tím ngắt, khăn quấn kín cơ thể cho đỡ lạnh. VĐV Trần Thới Thiệt của đoàn Cần Thơ nói: “Trời mưa chỉ cần cởi trang phục ra, mình trần là lạnh muốn thấu xương huống chi trầm mình dưới nước”.

Còn anh Nhanh Hòa cũng lội được vài phút liền nhảy lên bờ, hai tay chân run rẩy. Anh Hòa nói: “Nếu không khởi động trước, khi thi đấu sẽ dễ bị gặp sự cố dẫn đến chấn thương”.

Ở đoàn TP HCM, VĐV không chân Nguyễn Hồng Lợi, 25 tuổi, có gương mặt điển trai. Anh là nhân viên thiết kế của công ty thời trang và đã từng tham gia đóng phim. 

Anh Lợi từ dưới hồ bơi đi lên, di chuyển chậm rãi, mặt vui vẻ. Anh cho biết, đã 5 lần thi đấu toàn quốc đều có huy chương và một lần đoạt huy chương đồng Para Games 26 tổ chức tại Myanmar hồi đầu năm.

Người khuyết tật dầm mưa thi bơi lội ảnh 2

Anh Nguyễn Hồng Lợi 

Anh tâm sự: “Bản thân đã mất đi 1 phần cơ thể nên tôi lấy đó là động lực và quyết tâm phấn đấu để không thua kém bạn bè”. Từ nhỏ, anh Lợi thích vẽ và  bơi lội. Với sự kiên trì rèn luyện của bản thân, anh đã dần khẳng định được khả năng của mình.

Bên trong hồ bơi, trời vẫn còn đang mưa tầm tã, vợ chồng VĐV của đoàn TP HCM là anh Chiêm Hải Âu tay cầm hộp cháo đúc từng muống cho con ăn để hai vợ chồng yên tâm thi đấu. 

Chị Danh Thị Mỹ Thánh (vợ anh Âu) cho biết, chị quê Kiên Giang, gia đình nghèo lên TP HCM học nghề, gặp anh Âu rồi cưới nhau, sinh 1 con gái 2 tuổi. 

Sau khi cưới, hai vợ chồng anh thuê nhà trọ sống hơn 3 năm, anh Âu làm công nhân lương hơn 2 triệu/tháng, vợ ở nhà chăm con. Chị Thánh chia sẻ: “Vợ chồng tôi có chung niềm đam mê bơi lội nên giải lần này cả 2 phấn đấu đoạt huy chương để có tiền lo tương lai cho con”.

Người khuyết tật dầm mưa thi bơi lội ảnh 3

Anh Hải Âu tranh thủ ăn trước khi thi đấu

Còn tại Sân vận động Cần Thơ, nơi diễn ra các môn thi đấu như: điền kinh, đẩy tạ, ném dĩa, ném lao và nhảy xa. Tuy đến gần 9 giờ sáng mưa mới lạnh hẳn nhưng các vận động viên đã có mặt đầy đủ từ sớm.

Nữ VĐV Nguyễn Thị Kim Phượng, 34 tuổi của đoàn Đăk lăk, bị liệt 1 chân, thi môn ném đĩa. Ban đầu, nhìn nét mặt của chị vui vẻ nhưng bước vào thi đấu thì chị gặp không ít khó khăn khi chị di chuyển từ xe lăn trèo lên ghế dành cho người ném đĩa cao hơn 1 m. Hơn nữa, Ban tổ chức quy định là vận động viên khi ném thì mông không được dịch chuyển về phía trước.

Do cơ thể yếu ớt, ngồi trên ghế cao không vững, tay phải cầm đĩa ném (nặng 1,2 kg) nên chị nhờ tình nguyện viên hỗ trợ dùng dây buộc chặt cơ thể từ mông xuống chân vào ghế, chân không bị liệt chị cố bám chặt và ghìm vào chân ghế để tạo thế cho vững rồi lần lượt thực hiện phần thi của mình.

Thi xong, chị Phượngcho biết, việc trèo lên ghế hơn 1 m đã là trở ngại, huống chi yêu cầu không dịch chuyển cơ thể. “Mặc dù không đoạt huy chương nhưng tôi cảm thấy tự hào vì đã chiến thắng chính bản thân mình”, chị Phượng nói.

Còn ở môn nhảy xa, các vận động viên khuyết tật 1 chân chạy loạng choạng, khập khiễng khi đến vạch giậm nhảy thì bị phạm quy vì chân vượt qua mức quy định. VĐV Trần Xuân Diệu của đoàn TPHCM là một trong số đó, anh nhảy 3 lượt chỉ có 1 lượt đúng quy định với kết quả nhảy được hơn 3 m.  

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.