Người hiến máu có quyền gì?

Người hiến máu có quyền gì?
TP - Theo quy định của Bộ Y tế, người hiến máu tình nguyện được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí. Theo đó, người hiến máu được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét.

> Ngày Chủ nhật đỏ: Đắp bồi lòng nhân ái
> Hiến máu không có hại cho sức khỏe

Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Ngoài ra, người hiến máu còn được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành như: Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện (30.000 đồng/người); Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu (20.000 đồng/người); Nhận quà tặng bằng hiện vật: mức chi tối đa là 80.000 đồng/ người.

Người hiến máu tình nguyện còn được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo tỉnh, thành phố. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.