Người giữ lửa cho “Bếp Yêu Thương”

0:00 / 0:00
0:00
Người giữ lửa cho “Bếp Yêu Thương”
SVVN - Từ khi TP. HCM bùng phát dịch lần thứ tư cũng là lúc anh Nguyễn Văn Lưu (sinh năm 1991) “lăn lộn” cùng dự án “Bếp Yêu Thương” nhằm chia sẻ suất ăn miễn phí đến người lao động khó khăn trên địa bàn TP. HCM.  

Trung bình mỗi ngày, "Bếp Yêu Thương" nấu và phát hơn 2.000 suất ăn. Trong thời điểm TP. HCM thực hiện giãn cách, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, những suất ăn miễn phí của "Bếp Yêu Thương" đã mang đến sự ấm áp và làm ấm lòng những mảnh đời khó khăn.

Khi bếp ăn từ thiện này ra đời, anh Lưu đã nhận được sự chung tay của một số anh em, bạn bè và cả những người mới lần đầu quen biết. Người góp thêm gạo, dầu ăn, đường, thực phẩm thường xuyên và đáng quý nhất là các cô chú đã lớn tuổi, ở xa nhưng vẫn sẵn sàng đến đây để hỗ trợ.

Người giữ lửa cho “Bếp Yêu Thương” ảnh 1

Lưu chuẩn bị phần ăn ở "Bếp Yêu Thương".

Mỗi ngày làm việc của anh Lưu và các thành viên nơi đây thường bắt đầu từ lúc 6h sáng. Buổi trưa, sau khi phát cơm xong, các thành viên mới ăn trưa, ai mệt thì tranh thủ nghỉ lưng một chút, còn không thì quay sang chuẩn bị thực phẩm đi phân phát cho các chốt kiểm dịch, các bệnh viện dã chiến, các mái ấm nhà mở trên khắp Sài Gòn. “Nhìn anh em và các cô chú lớn tuổi làm việc không biết mệt nhọc nơi đây mới thấy được cái tình người chứa đựng trong mỗi suất ăn. Thường mỗi suất ăn có từ ba món trở lên”, anh Lưu chia sẻ.

Người giữ lửa cho “Bếp Yêu Thương” ảnh 2

Anh Lưu (thứ hai bên phải) luôn có mặt trong các hoạt động của "Bếp Yêu Thương".

Để có được những món ăn ngon lành, khâu chuẩn bị các loại rau, củ, quả được anh Lưu và các thành viên lựa chọn rất kỹ càng. Tình nguyện viên cẩn thận nhặt từng cọng rau, lựa từng trái bầu, trái bí. Nhặt, gọt, rửa xong, tình nguyện viên lại cắt và loại tiếp những phần hư, già để mong cơm ngon, canh ngọt đến mọi người.

Do đang trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên mọi công đoạn chuẩn bị cho việc nấu nướng và cấp phát thức ăn của "Bếp Yêu Thương" đều được thực hiện chu đáo, chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Anh Lưu và các thành viên trong bếp nấu ăn thực hiện nghiêm việc rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang trong quá trình làm việc. Sau khi nấu xong, các suất cơm được các thành viên trao đến tận tay người dân và các lực lượng tuyến đầu.

Người giữ lửa cho “Bếp Yêu Thương” ảnh 3

Anh Lưu hỗ trợ gạo cho bà con ở các khu vực phong tỏa trên địa bàn TP. HCM.

Anh Nguyễn Thanh Tùng - Dân quân Tự vệ trực chốt tại đường Phan Văn Trị nói: “Nhận được những phần cơm ý nghĩa này lòng chúng tôi vui lắm. Những bữa ăn từ thiện dù đơn giản nhưng rất ngon vì tôi cảm nhận được sự sẻ chia, tình cảm. Chúng tôi vô cùng xúc động và cảm ơn trước những nghĩa cử cao đẹp của anh chị em, tình nguyện viên của Bếp Yêu Thương”.

Nói về những tình cảm của mình gửi gắm vào dự án "Bếp Yêu Thương", anh Lưu bày tỏ: “Với mong muốn sẻ chia yêu thương, nhân rộng tình người, tôi mong muốn duy trì bếp ăn từ thiện này để chia sẻ khó khăn lực lượng tuyến đầu và người dân, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp sẽ kịp thời động viên, tiếp thêm niềm tin cho các lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm không quản ngại khó khăn, vất vả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch. Mỗi suất ăn không đáng là bao, nhưng đó là tấm lòng, là sự chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi đến cộng đồng”.

Người giữ lửa cho “Bếp Yêu Thương” ảnh 4

Anh Lưu (thứ hai, bên phải) hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm đến các bệnh viện dã chiến.

Không chỉ trực tiếp tham gia vào các hoạt động của "Bếp Yêu Thương", anh Lưu còn chung tay góp sức vào các dự án cộng đồng khác như: "Nhà hàng dã chiến", "Tủ lạnh 0 đồng", "Xe di động phát cơm miễn phí", "Khách sạn 0 đồng", "Siêu thị chia sẻ", "Bệnh viện tại nhà", "Xe cấp cứu 0 đồng"… nhằm chung tay hỗ trợ công tác chống dịch cùng thành phố.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.