Người gác cổng điếc tai giúp bác sĩ phát minh cách chữa bệnh cột sống

Lực tác động từ bàn tay sẽ giúp nắn chỉnh những di lệch của cột sống. Ảnh: Prochiro.
Lực tác động từ bàn tay sẽ giúp nắn chỉnh những di lệch của cột sống. Ảnh: Prochiro.
Phát hiện lưng người gác cổng bị điếc một bên tai có vết sưng, bác sĩ Daniel David Palmer vào thế kỷ 19 nhủ thầm, có lẽ một đốt sống bị xê dịch gây khiếm thính và đặt bàn tay tác động lên vùng này.  

Thật kỳ diệu, những tác động từ tay của Plamer đã giúp người gác cổng nhanh chóng phục hồi khả năng nghe. Sự kiện này được xem là mốc khởi đầu cho lịch sử ra đời của phương pháp trị liệu thần kinh cột sống bằng nắn chỉnh, vào năm 1895. Kể từ khi được khám phá đến nay, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống đã chữa lành cho hàng triệu người bị đau lưng, đau cổ và đau đầu. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của phương pháp này tại Mỹ, các bác sĩ đã khẳng định có mối liên quan mật thiết giữa cột sống, hệ thần kinh và não bộ tới sức khỏe con người. Họ đã chứng minh sự mất cân bằng cột sống ảnh hưởng đến hoạt động của tủy sống, dây thần kinh, các cơ và khớp.

Người gác cổng điếc tai giúp bác sĩ phát minh cách chữa bệnh cột sống ảnh 1

Daniel David Palmer, cha đẻ của phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống. Ảnh: en.wikipedia.

Trị liệu thần kinh cột sống dựa trên nguyên tắc tác động lực lên cột sống và các khớp bị tổn thương nhằm khôi phục sự linh hoạt của khớp, giảm đau và hồi phục các mô bị tổn thương. Đây là phương pháp trị liệu phổ biến nhất ở Mỹ. 

Daniel David Palmer được xem là người đầu tiên phát triển phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Trước thế kỷ 20, Palmer rất đam mê nghiên cứu về vai trò của cột sống đối với sức khỏe con người. Ông nghiên cứu và giải phẫu cột sống cũng như tìm hiểu về các biện pháp tác động lên cột sống được thực hành ở thời cổ đại. Sau đó ông tự tìm tòi cách nắn chỉnh cột sống bằng tay và chữa được bệnh cho nhiều người, đến khi tình cờ gặp người gác cổng điếc một bên tai.

Trong tiếng Hy Lạp, trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được kết hợp bởi hai từ “bàn tay” và “thực hiện”. Tuy nhiên đến nay phương pháp nắn chỉnh cột sống đã được mở rộng hơn, không chỉ có nắn chỉnh bằng tay.

Năm 1907, Palmer thêm thuật ngữ “lệch đốt sống” vào từ điển thần kinh cột sống. Theo ông, đây là tình trạng các đốt sống và khớp gây áp lực lên dây thần kinh, làm suy yếu các chức năng vốn có của chúng. Ông cũng chỉ ra cách thức chi tiết để điều chỉnh cột sống nhằm chữa trị chứng lệch đốt sống và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Năm 1897, Palmer thành lập trường Palmer chuyên đào tạo phương pháp trị liệu thần kinh cột sống để dạy học sinh về nắn chỉnh xương khớp. Con trai ông là Bartlett Joshua tiếp tục phát triển và đẩy mạnh, không chỉ dừng lại ở đào tạo mà còn truyền thông giáo dục cho cả cộng đồng y tế và dân chúng biết về phương pháp này.

Vào cuối thế kỷ 20, trị liệu thần kinh cột sống nổi lên như một trong những loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận và phổ biến nhất ở Mỹ. Đến nay sau hơn 100 năm, hàng triệu bệnh nhân Mỹ và người dân trên thế giới đã tìm đến trị liệu cột sống và hưởng lợi từ phương pháp này.

Một số tài liệu cho rằng phương pháp trên đã có từ 3.000 năm trước Công nguyên. Nhiều bằng chứng về nắn chỉnh cột sống được tìm thấy trong các tài liệu của người Trung Hoa cổ. 1.500 năm trước Công nguyên, người Hy Lạp đã biết chỉnh cột sống có thể chữa trị hiệu quả chứng đau lưng dưới. Ngay cả Hippocrates, tổ phụ của Tây y cũng nói rằng: “Có kiến thức về cột sống là có được điều kiện tiên quyết để chữa các loại bệnh”.

Sinh thời, Palmer không nhận là người đầu tiên áp dụng phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống, song ông khẳng định mình là người đầu tiên sử dụng lực tiếp xúc trong khoảng cách ngắn để nắn chỉnh cột sống. Nhờ đó vào năm 1895 y học hiện đại đánh dấu sự hình thành chính thức của phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. 

Nhiều nghiên cứu khẳng định việc nắn chỉnh không những giúp trị chứng đau lưng dưới mà còn điều trị hiệu quả các bệnh khác như thoát vị đĩa đệm, đau cổ, đau đầu, đau khớp gối... Cốt lõi của phương pháp này là điều trị các dấu hiệu thường thấy của chứng đau lưng dưới thông qua liệu trình nắn chỉnh bao gồm:

- Các nắn chỉnh bằng tay: Bác sĩ tác động nhanh lên các đốt sống bất thường nhằm cải thiện chức năng, giảm kích thích thần kinh và phục hồi các chuyển động của lưng. Nhiều tài liệu đã chỉ ra trị liệu thần kinh cột sống chữa trị hiệu quả chứng đau lưng dưới, do vậy cần được đưa vào kế hoạch điều trị chứng đau lưng dưới ngay từ giai đoạn đầu.

- Các nắn chỉnh bằng chuyển động: Bác sĩ sử dụng lực tay chuyển động tốc độ thấp kết hợp với các chuyển động giãn cơ và dây chằng nhằm làm tăng vận động ở những vùng bị tổn thương.

Người gác cổng điếc tai giúp bác sĩ phát minh cách chữa bệnh cột sống ảnh 2

Trị liệu thần kinh cột sống dựa trên các tác động của tay lên khớp bị tổn thương nhằm khôi phục sự linh hoạt của khớp, giảm đau và hồi phục các mô tổn thương. Ảnh: Maplehealthcare.

Phương pháp nắn chỉnh thần kinh cột sống còn khá mới mẻ ở Việt Nam song ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Một số bệnh nhân phản hồi rằng họ hết hẳn những cơn đau sau một thời gian theo đuổi liệu trình nắn chỉnh mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Chuyên gia nắn chỉnh thần kinh cột sống Paul D’Alfonso, công tác tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, cho biết các thao tác nắn chỉnh giúp giải phóng áp lực trên cột sống, đưa các đĩa đệm về vị trí cân bằng, đồng thời điều trị các rối loạn của hệ thần kinh và cơ xương. Từ đó giúp bệnh nhân giảm hẳn cảm giác đau do thoát vị hay lồi đĩa đệm.

Chuyên gia lưu ý, việc nắn chỉnh, trị liệu cột sống và các cấu trúc liên quan cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên về thần kinh cột sống để tránh nguy cơ gây tổn thương thêm cho người bệnh. "Đây là phương pháp thay thế hiệu quả trong điều trị đau lưng, thoát vị đĩa đệm, tê chân tay nhằm tái tạo sự cân bằng, mang lại sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người ở mọi lứa tuổi", bác sĩ Paul chia sẻ.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.