Người dân hãi hùng kể chuyện mưa đá khủng trút xuống Tuyên Quang

Người dân hãi hùng kể chuyện mưa đá khủng trút xuống Tuyên Quang
Bà Phạm Thị Thủn, thôn Lăng Luông, xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa, cho biết toàn bộ mái nhà của gia đình bài lợp bằng tấm fibro ximăng đều thủng, vỡ hết. Chăn màn ướt hết cả. "Hơn 60 tuổi, giờ tôi mới thấy có trận mưa đá khủng khiếp như vậy," bà Thủn nhớ lại.

Khoảng 6 giờ 40 phút ngày 3/4, địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang xuất hiện mưa đá gây thiệt hại lớn về hoa màu, khiến người dân hoảng sợ phải tìm nơi trú ẩn.

Hiện, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Chiêm Hóa và các địa phương đang nhanh chóng thống kê thiệt hại, khẩn trương khắc phục hậu quả, từng bước giúp nhân dân ổn định đời sống.

Người dân địa phương cho biết khoảng 6 giờ 40 phút, trời bỗng dưng tối sầm lại, ngay sau đó có tiếng ầm như sấm rồi các viên đá rơi xuống, cơn mưa đá kéo dài hơn 5 phút.

Mặc dù chỉ kéo dài hơn 5 phút nhưng trận mưa với cường độ mạnh, đặc biệt là những viên đá có trọng lượng tương đối lớn với đường kính trung bình từ 5-10cm, cá biệt có những viên có đường kính đến 15cm đã làm vỡ, thủng và sập nhiều mái nhà lợp fibro ximăng, các thiết bị như thùng nước inox, dàn năng lượng Mặt Trời... đặt ở ngoài bị vỡ hoặc méo mó. Hoa màu bị thiệt hại nặng nề, rất may không có thiệt hại về người.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện có 10 xã, thị trấn bị thiệt hại do mưa đá gây ra, gồm Hòa Phú, Phúc Thịnh, thị trấn Vĩnh Lộc, Ngọc Hội, Vinh Quang... trong đó, bị thiệt hại nặng nề nhất là xã Tân Thịnh.

Ông Lê Mạnh Cường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa, cho biết xã có 14/14 thôn bản bị thiệt hại do mưa đá gây ra. Trên 200 nhà dân bị hư hỏng, trong đó trên 180 nhà dân đã bị hỏng toàn bộ mái, không có khả năng để ở. Hệ thống trường học trên địa bàn với 10 phòng học, nhà chức năng, nhà công vụ giáo viên đều bị hư hỏng, chủ yếu là do thủng, vỡ mái lợp. Nhiều diện tích lúa, ngô và hoa màu bị dập nát.

Bà Phạm Thị Thủn, thôn Lăng Luông, xã Tân Thịnh, huyện Chiêm Hóa, cho biết toàn bộ mái nhà của gia đình bài lợp bằng tấm fibro ximăng đều thủng, vỡ hết. Chăn màn ướt hết cả. "Hơn 60 tuổi, giờ tôi mới thấy có trận mưa đá khủng khiếp như vậy," bà Thủn nhớ lại.

Hiện, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện Chiêm Hóa đang cùng các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục phối hợp cùng chính quyền các địa phương tìm các giải pháp khắc phục hậu quả.

Đối với các gia đình bị thiệt hại không còn khả năng để ở, các gia đình chính sách, địa phương sẽ huy động nhân dân, lực lượng dân quân và các đoàn thể giúp đỡ tấm lợp, phông bạt, ổn định bước đầu.

Các hộ còn lại và các trường học bị thiệt hại ít hơn sẽ triển khai theo phương châm “4 tại chỗ” nhanh chóng ổn định cuộc sống, đảm bảo việc học tập của các em học sinh không bị gián đoạn.

Ủy ban Nhân dân huyện Chiêm Hóa chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng thống kê đầy đủ các thiệt về hoa màu để có phương án hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Theo Theo Vietnam+
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.