Người dân cố đô Huế tất bật trước giờ di tích mở cửa đón khách

0:00 / 0:00
0:00
Di tích Huế mở cửa trở lại từ ngày 1/10. Ảnh: Quang Phúc
Di tích Huế mở cửa trở lại từ ngày 1/10. Ảnh: Quang Phúc
TPO - Sau nhiều tháng đóng cửa các di tích để phòng, chống dịch COVID-19, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa đón khách tham quan trở lại từ ngày 1/10.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa phục vụ khách du lịch tại một số điểm di tích gồm: Đại nội Huế, các lăng vua Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định.

Để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19, trước mắt, trung tâm chỉ phục vụ khách tham quan ở các khu vực ngoài trời, không tổ chức tham quan khu vực nội thất bên trong các cung điện.

Người dân cố đô Huế tất bật trước giờ di tích mở cửa đón khách ảnh 1
Người dân cố đô Huế tất bật trước giờ di tích mở cửa đón khách ảnh 2

Công nhân đô thị chỉnh trang cây xanh quanh Đại nội Huế trước giờ mở cửa đón khách. Ảnh: Quang Phúc

Nhằm bảo đảm nguyên tắc phòng, chống dịch COVID-19, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế yêu cầu du khách thực hiện các biện pháp 5K, quét mã QR trước khi vào tham quan các di tích. Đối với khách ngoại tỉnh, khi về cố đô Huế tham quan phải hoàn tất việc thực hiện giám sát y tế theo quy định.

Cơ chế đón khách tham quan cố đô Huế trong tình hình mới, thích ứng an toàn với dịch bệnh, bao gồm: đón du khách đến từ các địa phương không có dịch; du khách đến từ các địa phương có dịch nhưng không nằm trong vùng bị cách ly.

Người dân cố đô Huế tất bật trước giờ di tích mở cửa đón khách ảnh 3

Hàng quán cạnh điểm tham quan di tích mở cửa trở lại. Ảnh: Quang Phúc

Anh Hoàng Hữu Nhân (31 tuổi, ngụ phường Thuận Hòa, thành phố Huế) hào hứng: “Bấy lâu nay, Huế trở nên trầm lắng do vắng du khách. Đại nội Huế cũng rất vắng vẻ. Hay tin từ ngày 1/10, Đại nội và một số lăng tẩm, địa điểm di tích Huế mở cửa đón khách trở lại, người dân như chúng tôi cảm thấy rất vui. Việc mở cửa đón khách tham quan cho thấy công tác phòng, chống dịch của tỉnh được thực hiện tốt”.

Người dân cố đô Huế tất bật trước giờ di tích mở cửa đón khách ảnh 4

Người dân gia cố, sửa chữa, chỉnh trang hàng quán sau nhiều ngày đóng cửa vì vắng khách. Ảnh: Quang Phúc

Theo nhiều người dân Huế, các điểm di tích ở cố đô Huế mở cửa trở lại sẽ góp phần làm "sống lại" nhiều hoạt động kinh doanh, làm ăn, buôn bán của người dân xung quanh khu vực tham quan, cũng như nhiều dịch vụ khác trong thành phố Huế. Các điểm dịch vụ ăn uống, lưu trú đã sẵn sàng mở cửa trở lại phục vụ du khách.

“Ưu tiên của Thừa Thiên - Huế giai đoạn này là kích cầu du lịch nội tỉnh” - ông Trần Hữu Thùy Giang, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh TT-Huế.

Bà Trần Thu Hường (43 tuổi, hộ kinh doanh tại phường Trường An, thành phố Huế) cho hay: “Di tích Huế mở cửa trở lại sẽ làm cho hoạt động buôn bán của người dân bớt đi khó khăn sau thời gian dài hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa hàng quán”.

Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị hiện đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vắc-xin cho lực lượng lao động của ngành du lịch, kết hợp đẩy mạnh triển khai thẻ phòng chống dịch bệnh (QR liên thông quốc gia), ưu tiên công dân đến từ các "vùng xanh".

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.