Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương:

'Người dân Bình Dương đã đi qua thời khắc tột cùng khó khăn'

0:00 / 0:00
0:00
'Người dân Bình Dương đã đi qua thời khắc tột cùng khó khăn'
TPO - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Hoàng Thao cho biết, dịch bệnh ở địa phương cơ bản đã được kiểm soát. “Chúng ta đã trải qua một thời khắc khó khăn tột đỉnh, đã có mất mát, kinh doanh sản xuất lao đao và đến nay dần ổn định. Hơn ai hết, mỗi người dân cần ý thức phòng, chống dịch, tự bảo vệ bản thân, cố giữ thành quả đạt được”, ông Thao chia sẻ.

Ngày 15/9, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết, đến nay địa phương cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Theo ông Thao, trong các “vùng xanh” còn có những “điểm đỏ”, do đó công tác phòng, chống dịch vẫn phải siết chặt.

“Dịch bệnh bùng phát, chúng ta đã trải qua thời điểm tột đỉnh khó khăn, đã có những mất mát, một số công ty rơi vào khủng hoảng và nay dần vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Thế nên, hơn ai hết mỗi người chúng ta phải tự biết bảo vệ bản thân, ý thức phòng, chống dịch bệnh để không rơi vào tình cảnh khó khăn từng gặp”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương chia sẻ.

'Người dân Bình Dương đã đi qua thời khắc tột cùng khó khăn' ảnh 1

Ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương mong muốn người dân chấp hành tốt phòng, chống dịch để bảo vệ thành quả đạt được, sớm ổn định đời sống

Cũng theo lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương, sau 15/9, địa phương trở lại trạng thái bình thường mới. Do đó, ngoài việc tạo điều kiện tối đa cho người, phương tiện thông hành phục vụ tái hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẽ siết chặt trường hợp không đủ điều kiện ra đường. Đối với người chưa tiêm vắc xin, có bệnh lý nền và trẻ em để đảm bảo an toàn không nên ra đường.

“Các trường hợp đã về quê muốn trở lại Bình Dương, địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất khi đáp ứng điều kiện thuộc diện được lưu thông và được sự chấp thuận của địa phương nơi đang sinh sống. Các trường hợp ở Bình Dương cần thiết phải về quê, địa phương sẽ tạo điều kiện tối đa”, ông Nguyễn Hoàng Thao cho biết.

Theo ông Thao, mặc dù trở lại trạng thái bình thường mới nhưng địa phương phải thực hiện trên tinh thần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ” trong phòng, chống dịch. Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống y tế tuyến cơ sở, tổ chức thêm các trạm y tế lưu động để đưa dịch vụ y tế đến gần dân, công nhân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn, các khu, cụm công nghiệp và trong từng doanh nghiệp, bảo đảm người dân được tiếp cận y tế nhanh nhất ở mọi lúc, mọi nơi.

'Người dân Bình Dương đã đi qua thời khắc tột cùng khó khăn' ảnh 2

Chợ truyền thống ở Bình Dương được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện phòng, chống dịch

Tuyệt đối không được chủ quan, nóng vội nới lỏng các yêu cầu giãn cách đối với những địa phương chưa thật sự kiểm soát được dịch bệnh. Tránh 2 khuynh hướng, lơ là, mất cảnh giác khi phòng, chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và chủ quan, nóng vội muốn mở lại ngay các hoạt động sản xuất - kinh doanh khi chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp chống dịch. Người đứng đầu các địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu trong quá trình điều hành khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội để bùng phát dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

Đối với “vùng đỏ” tiếp tục kiên trì xét nghiệm 100% dân số theo công thức 1-3-5 của ngành y tế với tinh thần tập trung thần tốc, quyết liệt trong sàng lọc, “làm đến đâu, sạch đến đó” để chuyển hóa các địa bàn vùng đỏ trong tháng 9/2021. Đối với “Vùng vàng, vùng cam, vùng xanh” thì tổ chức xét nghiệm nghiêm theo đúng hướng dẫn của ngành y tế để nhanh chóng bóc tách F0, xử lý kịp thời không để lây lan.

Sau 15/9, đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế lưu động được thành lập và chính thức đi vào hoạt động.

Tính từ đợt dịch thứ tư đến nay, Bình Dương có 160.715 ca mắc COVID-19, 113.565 bệnh nhân khỏi bệnh và 1.420 ca tử vong. Địa phương này đã tổ chức tiêm vắc xin 1.852.847 liều với 1.801.374 người mũi 1 và 51.473 người mũi 2.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.