'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam
TPO - Mái tóc điểm bạc, bà Thạch Thị Tình (sinh năm 1967), giáo viên Trường Mầm non Yên Bắc, hạnh phúc lần đầu tiên cho máu khi đã làm bà của hai cháu ngoại. Bà chính là "người đặc biệt" trong ngày hội hiến máu diễn ra hôm nay tại tỉnh Hà Nam.
'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 1

Ngày 14/1, tại Hội trường Nhà văn hoá huyện Duy Tiên diễn ra chương trình Chủ nhật Đỏ lần thứ X năm 2018. Đây là chương trình do Báo Tiền Phong, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư phối hợp với Tỉnh Đoàn Hà Nam tổ chức

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 2

Ngay từ sáng sớm, hội trường Nhà văn hoá huyện Duy Tiên nhộn nhịp trong ngày hội làm việc thiện hiến máu Chủ nhật Đỏ lần thứ X năm 2018. Những dãy ghế phía hội trường nhiều người điền thông tin đăng ký hiến máu, rồi đo huyết áp, sức khoẻ

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 3

Bên cạnh những đoàn viên, thanh niên có rất nhiều các công nhân viên chức, nhất là giáo viên của huyện Duy Tiên tham gia hiến máu. Trong đó, nhiều người đăng ký hiến máu là nữ

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 4

Chị Nguyễn Thị Phương Quỳnh - Phó bí thư Tỉnh Đoàn Hà Nam chia sẻ: "Đây là lần thứ 4, Hà Nam đồng hành cùng với chương trình Chủ nhật Đỏ để thực hiện nghĩa cử cao đẹp hiến máu cứu người. Không chỉ hướng đến mục tiêu thu lượng máu tình nguyện, qua chương trình đã động viên, tư vấn nhiều tầng lớp xã hội tham gia chương trình. Trong ngày hội năm nay, bên cạnh nhiều đoàn viên thanh niên còn có rất đông các tầng lớp thanh niên tham gia

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 5

Ông Trương Quốc Việt - Phó chủ tịch UBND huyện Duy Tiên (thứ nhất từ trái sang) cho hay: Chương trình hiến máu cứu người, trong đó có Chủ nhật Đỏ đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên, nhân dâ Duy Tiên tham gia. Trong đó có nhiều gia đình hiến máu; thầy cô giáo hơn chục lần hiến máu... Mỗi giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 6

Mái tóc điểm bạc, bà Thạch Thị Tình (SN 1967) hiện là giáo viên Trường Mầm non Yên Bắc, hạnh phúc lần đầu tiên cho máu khi đã làm bà của hai cháu ngoại. "Tôi đi gần từ sáng sớm, lúc đến chương trình tôi cảm thấ rất lo lắng tình hình sức khoẻ có đủ điều kiện cho máu, cho máu có đau. Nhưng đến giờ tôi thấy mọi thứ thật bình thường"

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 7

Hạnh phúc dâng trào, chị Nguyễn Thị Nga (SN 1968) giáo viên Trường mầm non Yên Bắc đã ghi thêm vào bảng thành tích 8 lần hiến máu. Tất cả đều gắn với chương trình Chủ nhật Đỏ tràn đầy khí thế của tuổi trẻ và hiến dâng. Chị Nga bộc bạch, năm 2017 từng lên tận Thủ đô nhận giấy khen của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. Chị kể: "Ngày đầu tiên tôi đăng ký hiến máu vì tò mò muốn biết tình trạng thể chất, sau đó thấy sức khoẻ được cải thiện nên đều đặn tham gia. Không tham gia cứ thấy nhớ mãi. Tôi còn vận động con trai đang học tại Hà Nội thu xếp thời gian tham gia hiến máu mỗi năm một lần"

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 8

Đầu quấn băng rôn Chủ nhật Đỏ lần thứ X - báo Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Thanh Tịnh (SN 1962) nhân viên Quỹ bảo hiểm nhân thọ Prudential bảo đây là lần đầu hiến máu, trước vì nhà xa mà không đến tham gia chương trình. Bà Tịnh cho hay: "Nộp giấy đăng ký rồi cứ hồi hộp, không biết có đủ điều kiện hiến máu. Giờ ngồi ghế cho máy, tôi thấy hạnh phúc quá khi góp được một phần nhỏ bé cho giúp những người bệnh đang cần máu để duy trì sự sống". Bà Tịnh cũng chia sẻ, ông xã rất ủng hộ việc hiến máu, còn động viên và làm việc nhà để vợ đi hiến máu. Khi đến chương trình, thấy không khí rạo rực, càng thấy dâng cao tinh thần cống hiến vì cộng đồng càng muốn sẻ chia giọt hồng

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 9

Trong sắc xanh áo thanh niên của Đoàn thanh niên, anh Trạch Trọng Kinh (SN 1980) hiện gáo viên Trường THCS Bạch Thượng bộc bạch, hết tuổi Đoàn rồi nhưng trong mình vẫn tràn đầy tinh thần thanh niên, đoàn viên và sức cống hiến vì cộng đồng. Anh Kinh đã hai lần hiến máu, mỗi lần với số lượng 350ml.  "Giáo viên hay bất kỳ ai làm nghề gì trong xã hội có tinh thần sẻ chia với cộng đồng, nhất là những người đang cần máu để duy trì sự sống, đều đáng trân quý. So với nhiều người, việc hiến máu của tôi chưa thấm gì, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc khi đủ điều kiện để có thể chia sẻ máu, làm được việc tốt cứu giúp người bệnh cần máu ", anh Kinh nói

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 10

Phạm Thị Hải Yến (SN 1992) là giáo viên Trường tiểu học A Châu Giang hồi hộp lần đầu tiên cho máu. Khác với cảm giác sợ mũi tiêm ban đầu, nhìn dòng máu đỏ tươi chị hạnh phúc vì có thể làm được việc nhỏ ý nghĩa, vì thấy sức khoẻ mình có đủ điều kiện để chia sẻ cùng cộng đồng

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 11

Một trong những trường hợp ngậm ngùi tại Chủ nhật Đỏ chính là bà Phạm Thị Là SN 1950 (người thứ 4 từ trái sang, hàng đầu tiên) cũng làm tại Chi nhánh bảo hiểm nhân thọ Prudenso. Vượt chặng đường hơn 20 chục cây số từ lúc tinh mơ chưa rõ mặt người, đến nơi hăm hở điền giấy đăng ký hiến máu, bà Là không tin rằng không thể hiến máu vì quá 60 tuổi. "Sức khoẻ tôi rất tốt, còn tự lái xe máy hàng chục cây số, khoẻ thế này sao lại không thể hiến máu? Tính sức khoẻ chứ sao lại tính tuổi để hiến máu", bà Là vừa nói vừa kéo tay áo lên khoe sự khoẻ khoắn

'Người đặc biệt' trong ngày Chủ nhật Đỏ ở Hà Nam ảnh 12

Dịp này, đại diện Báo Tiền Phong, ban tổ chức Chủ nhật Đỏ lần thứ X năm 2018 đã trao kỷ niệm chương cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác vận động tuyên truyền và hiến máu cứu người Chủ nhật Đỏ. Kết quả, chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ lần thứ X năm 2018 tại huyện Duy Tiên thu được 220 đơn vị máu

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.