"Người anh em" của con tàu từng kẹt ở kênh đào Suez lại đang mắc kẹt, cái tên rất mỉa mai

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một con tàu khác cũng của công ty Evergreen - công ty vận hành con tàu Ever Given từng mắc kẹt ở kênh đào Suez vào tháng 3 năm ngoái - giờ đây lại đang mắc kẹt. Dù biết đây là một sự cố nhưng cư dân mạng không khỏi buồn cười và đưa ra những lời bình luận hài hước, đặc biệt là vì “người anh em” của Ever Given có cái tên rất “ngược”.

Vào tháng 3 năm ngoái, tức là đúng một năm trước, con tàu Ever Given do công ty Evergreen vận hành đã mắc kẹt ở kênh đào Suez, gây ảnh hưởng đến rất nhiều việc và khiến cả thế giới dõi theo. Thế rồi ngay khi mọi người bắt đầu quên dần Ever Given thì… lịch sử đã lặp lại: Một con tàu khác của Evergreen lại mắc kẹt.

Con tàu chở hàng này được gọi là “người anh em” của Ever Given, và nó mắc kẹt ở vịnh Chesapeake (Mỹ) vào cuối tuần vừa rồi trong khi đang trên đường đi tới bang Virginia, theo trang Bloomberg.

Mà cái tên của nó thì như trêu ngươi: Ever Forward (Mãi tiến về phía trước).

"Người anh em" của con tàu từng kẹt ở kênh đào Suez lại đang mắc kẹt, cái tên rất mỉa mai ảnh 1

Vậy là lại thêm một tàu của Evergreen mắc kẹt. Ảnh: Jeffrey F Bill/ AP.

Cư dân mạng không khỏi buồn cười trước sự cố này (trong khi công ty Evergreen thì có lẽ chỉ buồn thôi chứ không buồn cười). Netizen viết những bình luận như:

“Con tàu tên là “Mãi tiến về phía trước” lại mắc kẹt và không thể tiến về phía trước. Tại sao tàu của công ty Evergreen cứ mắc kẹt thế nhỉ?”.

“Bộ phim “Tàu mắc kẹt” đã có phần hai. Nó đã trở thành thương hiệu, mỗi năm ra một phần mới rồi sao?”.

“Có lẽ công ty nên đổi cách đặt tên những con tàu, có vẻ cách đặt tên với chữ Ever này hơi bị xui đấy”.

"Người anh em" của con tàu từng kẹt ở kênh đào Suez lại đang mắc kẹt, cái tên rất mỉa mai ảnh 2

Ứng dụng theo dõi lưu thông đường thủy đang ghi trạng thái của tàu Ever Forward là "mắc cạn" (tàu khởi hành vào 13/3, dự tính đến đích ngày 17/3, nhưng giờ thì chưa biết thế nào). Ảnh: Marine Traffic.

Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ vẫn chưa công bố rằng vì lý do gì mà Ever Forward lại mắc kẹt như vậy, nhưng họ đang phối hợp với Ủy ban Môi trường của bang Maryland để cố gắng “giải thoát” cho con tàu, theo trang CBS Baltimore. Họ cũng cho biết, hiện tại không có ai bị thương, và việc mắc kẹt này cũng không gây ra vấn đề ô nhiễm gì.

Tàu Ever Forward khá lớn, dài đến 334 mét, gần bằng “người anh” của nó là Ever Given (dài 400 mét). Nhưng cũng may là Ever Forward không chặn nguyên cả đường đi lối lại như Ever Given hồi năm ngoái. Hiện tại, các tàu hoạt động ở khu vực quanh nơi Ever Forward mắc kẹt đã được yêu cầu giảm tốc độ và chỉ đi theo một chiều.

"Người anh em" của con tàu từng kẹt ở kênh đào Suez lại đang mắc kẹt, cái tên rất mỉa mai ảnh 3

Lực lượng Tuần duyên của Mỹ đang cố gắng "giải thoát" con tàu. Ảnh: Coast Guard News.

Theo một sĩ quan ở nơi này thì Ever Forward cần có nước sâu khoảng 13 mét để có thể di chuyển được, nhưng nó lại đang kẹt ở vùng nước chỉ sâu có hơn 7 mét, nên chưa rõ khi nào nó mới “thoát” được, theo The Guardian.

"Người anh em" của con tàu từng kẹt ở kênh đào Suez lại đang mắc kẹt, cái tên rất mỉa mai ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?