Ngọn núi lửa “Ngày Tận Thế” đang phun khói nóng, nhiều người lo sợ về một thảm họa

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Các nhà chức trách đang rất lo ngại khi ngọn núi lửa được gọi là “Ngày Tận Thế” có vẻ sắp phun trào. Lý do là vì nó đang phun ra rất nhiều khói nóng, bắt đầu từ cuối tuần vừa rồi.

Núi Merapi ở Indonesia đã luôn được gọi là ngọn núi “Ngày Tận Thế” vì nó là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở đất nước này. Merapi cũng là một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương - một vòng cung nơi có hoạt động núi lửa và địa chấn rất mạnh.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học từ lâu đã lo sợ về một viễn cảnh “Ngày Tận Thế” nếu núi Merapi có một đợt phun trào lớn. Thậm chí, các nhà nghiên cứu ở ĐH Cambridge còn cảnh báo rằng, thảm họa đó có thể gây ra hiện tượng “mùa Đông núi lửa” (sự giảm nhiệt độ toàn cầu, với tro núi lửa và những giọt axit sulfuric che khuất ánh Mặt Trời, khiến ngoài trời lúc nào cũng tối mờ) kéo dài đến vài năm và dẫn tới sự sụp đổ nền kinh tế thế giới.

Đây là video núi Merapi đang phun khói nóng mù mịt (Nguồn: Global News):

Cho nên, cũng dễ hiểu khi nhiều nhà khoa học đang lo sợ vì ngọn núi cao 2.968 mét này bắt đầu kêu ầm ì từ cuối tuần vừa rồi, phun ra những “đám mây” nóng gồm đá, dung nham và khí nóng, trải rộng ra phạm vi 7 km tính từ đỉnh núi.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ chống Thảm họa Địa chất của Indonesia (BPPTKG) đã xác nhận thông tin này và cho biết rằng còn có một dòng dung nham trải dài gần 1,5 km.

Ngọn núi lửa “Ngày Tận Thế” đang phun khói nóng, nhiều người lo sợ về một thảm họa ảnh 1

Núi Merapi đang được theo dõi sát sao. Ảnh: Zuma Press Wire/ Shutterstock.

Hiện nay, điều nguy hiểm nhất là những dòng dung nham và cả những đám khí nóng tuôn từ Merapi xuống những con sông gần đó. Vì vậy, người dân ở vùng này đã được yêu cầu “án binh bất động”, không lại gần và có bất kỳ hoạt động nào ở những khu vực nhiều rủi ro, đồng thời cẩn thận với tro bụi, dung nham từ núi lửa.

Tạm thời thì người dân vẫn ở nguyên tại nhà, nhưng BBPTKG khẳng định đang theo dõi sát sao ngọn núi Merapi và sẽ hướng dẫn người dân sơ tán nếu những đám khí nóng trở nên dày đặc hơn và lan tỏa ra rộng hơn.

Ngọn núi lửa “Ngày Tận Thế” đang phun khói nóng, nhiều người lo sợ về một thảm họa ảnh 2

Người dân lo lắng nhìn ngọn núi lửa vào cuối tuần vừa rồi. Ảnh: Slamet Riyadi/ AP.

Lần gần nhất mà Merapi có một đợt phun trào lớn là vào năm 2010, khiến 347 người thiệt mạng và 20.000 người bị mất nhà cửa.

Ngọn núi lửa “Ngày Tận Thế” đang phun khói nóng, nhiều người lo sợ về một thảm họa ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?