Ngoài vụ kênh đào Suez, Ai Cập còn gặp nhiều sự cố, có phải do “lời nguyền của Pharaoh”?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Vụ việc tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez, cùng các sự cố lớn khác xảy ra ở Ai Cập khiến nhiều cư dân mạng khẳng định rằng, đây chính là “lời nguyền của Pharaoh”. Bởi thực tế là Ai Cập đang có kế hoạch di chuyển một số xác ướp sang nơi khác.

Ai Cập đang có dự định di chuyển 22 xác ướp Hoàng gia từ một viện bảo tàng sang nơi khác, và thật trùng hợp, một loạt sự kiện kỳ lạ đã xảy ra trong thời gian vừa rồi ở đất nước này, khiến nhiều cư dân mạng gọi đó là “lời nguyền của Pharaoh”.

Theo đó, Ai Cập định chuyển các xác ướp từ Viện bảo tàng Ai Cập ở Quảng trường Tahrir sang Viện bảo tàng Quốc gia về Nền văn minh Ai Cập ở Fustat vào ngày 3/4 tới đây. Trong số 22 xác ướp đó, có xác ướp của Vua Ramesses II (còn gọi là Ramesses Đại đế, một trong những Pharaoh quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập) và Hoàng hậu Ahmose-Nefertari.

Ngoài vụ kênh đào Suez, Ai Cập còn gặp nhiều sự cố, có phải do “lời nguyền của Pharaoh”? ảnh 1

Vua Ramesses II là một trong vị Pharaoh quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ảnh: Joe Sohm.

Nối tiếp thông tin về việc di chuyển này chính là những thảm họa mà không ai hình dung được: Tàu Ever Given khổng lồ làm tắc nghẽn kênh đào Suez, một tai nạn tàu hỏa kinh hoàng và hỏa hoạn lớn.

Cư dân mạng nhanh chóng liên kết các sự việc với lời nguyền của các vị vua Pharaoh: “Cái chết sẽ giáng xuống rất nhanh cho những kẻ nào phá hỏng sự yên tĩnh của Đức Vua”.

Ngoài vụ kênh đào Suez, Ai Cập còn gặp nhiều sự cố, có phải do “lời nguyền của Pharaoh”? ảnh 2

Tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez. Ảnh: CNN.

Từ xưa, đã có những truyền thuyết nói rằng, bất kỳ ai làm phiền đến các xác ướp thời Ai Cập cổ đại thì sẽ phải chịu lời nguyền, với hậu quả rất kinh khủng.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học khẳng định rằng, không một ngôi mộ cổ nào bị làm tổn hại trong quá trình khai quật, và “việc xảy ra những tai nạn trong thời gian vừa rồi chỉ là sự trùng hợp”.

Ngoài vụ kênh đào Suez, Ai Cập còn gặp nhiều sự cố, có phải do “lời nguyền của Pharaoh”? ảnh 3

Hiện trường tòa nhà đổ sập ở Cairo. Ảnh: Mai Shams El-Din/ Reuters.

Ngoài con tàu Ever Given bị kẹt ở kênh đào Suez và trở thành mối quan tâm của cả thế giới trong tuần vừa rồi, tại Ai Cập còn xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa thảm khốc, khiến ít nhất 32 người thiệt mạng và 165 người bị thương, theo CNN. Ngoài ra, còn có một tòa nhà 10 tầng đổ sập ở Cairo, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, theo Aljazeera. Trước đó thì có một vụ hỏa hoạn lớn ở nhà máy sản xuất quần áo gần Cairo, khiến ít nhất 20 người tử vong và hàng chục người khác bị thương, theo Arab News.

Ngoài vụ kênh đào Suez, Ai Cập còn gặp nhiều sự cố, có phải do “lời nguyền của Pharaoh”? ảnh 4

Xe cứu hỏa tới dập lửa ở nhà máy quần áo. Ảnh: Reuters.

Mặc dù nhiều cư dân mạng hoảng sợ khi nghĩ rằng, còn điều gì có thể xảy ra nữa khi Ai Cập thực hiện cuộc diễu hành để di chuyển các xác ướp Hoàng gia, nhưng nhà khảo cổ học nổi tiếng Zahi Hawass trấn an rằng “không có chuyện như thế” (sự liên quan giữa việc di chuyển với các tai nạn trong thời gian gần đây).

Ngoài vụ kênh đào Suez, Ai Cập còn gặp nhiều sự cố, có phải do “lời nguyền của Pharaoh”? ảnh 5

Các nhà khảo cổ học khai quật hầm mộ cổ của Vua Tutankhamun vào năm 2007. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Ông Hawass giải thích rằng, một số nhà khảo cổ học qua đời sau khi khai quật các hầm mộ cổ là do loại vi khuẩn có ở các khu vực đó, chứ không phải do lời nguyền.

Ngoài vụ kênh đào Suez, Ai Cập còn gặp nhiều sự cố, có phải do “lời nguyền của Pharaoh”? ảnh 9
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?