Nghiên cứu lịch sử còn thô sơ, làm sao lôi cuốn lớp trẻ?

Nghiên cứu lịch sử còn thô sơ, làm sao lôi cuốn lớp trẻ?
TP - Một khi hoạt động nghiên cứu lịch sử còn thô sơ như hiện nay  thì làm sao mà có được những kiến thức sử học cần thiết đủ khả năng lôi cuốn lớp trẻ!?

Xu thế của con người là muốn hiểu, muốn biết quá khứ của mình. Con người tìm thấy sự hấp dẫn của Sử khi từ quá khứ nhận ra những mối  liên hệ với ngày hôm nay, thấy ngày hôm nay là tiếp nối của ngày hôm qua.

Tôi cũng vậy, tôi thích Sử bởi tôi thấy các vấn đề xảy ra trong trong lịch sử dân tộc đang đổ bóng vào cuộc sống hàng ngày tôi đang sống. Chống tham nhũng đang là vấn đề “nóng”. Tôi đọc Sử và phát hiện ra trong lịch sử các triều đình xưa đầy rẫy chuyện tham nhũng. Từ đời Lê Thái Tổ trở đi đã có tham nhũng rồi.

Một trong những lý do đẻ ra tham nhũng bởi vì lương của quan chức ở ta thời xưa  thấp quá, họ phải tìm cách kiếm chác ở dân. Hay hiện tượng mua quan bán chức cũng sớm phổ biến, thời nào cũng có, từ trong các làng xã ngược mãi lên đến cả triều đình. Đọc lại tự nhiên thấy cảm ơn các nhà viết Sử thời xưa và muốn đi tìm để đọc tiếp.

Theo nhà triết học B. Russel,“ đọc Sử để biết những ngu xuẩn của quá khứ, nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại “(trích lại  từ giáo sư  Hà Văn Tấn). Nhưng chúng ta chưa có cái Sử đó. Thường xuyên chỉ có những bức tranh chung chung được đưa ra, chúng hết sức  xa lạ với  mối quan tâm hàng ngày của con người đương thời.

Trong SGK về Sử, từ cấp nọ tới cấp kia, quá nhiều những tổng kết đại loại “vì căm thù mà chiến đấu “, “kiên trì bất khuất nên thành công”... Những điều đó là đúng nhưng chưa đủ, và trước mắt là  xa lạ với thế hệ trẻ bây giờ.

Tự nhiên giới trẻ cảm thấy tổ tiên của mình toàn là những người đâu đâu! Các nhà giáo có nói cách nào cũng không làm cho HS yêu mến Sử được. Có giáo sư học nổi tiếng khuyên GV dạy Sử phải yêu môn Sử của mình.

Khổ quá, kiến thức Sử như viết trong sách, thì GV làm sao mà yêu được?  (Nói nhỏ thêm với nhau: Ở các trường phổ thông  hiện nay dạy Sử  không ra tiền- không dạy thêm được. Chỉ những ai không biết thi vào ngành gì mới thi vào Sử!)

Một trình độ cổ lỗ

Đi sâu vào khoa nghiên cứu lịch sử thấy có quá nhiều chuyện và  lý do sâu xa  khiến không ai muốn dạy Sử, không ai muốn học Sử.

May lắm thì trong sử chúng ta đang đọc và dạy nhau hôm nay chỉ có các sự kiện chính trị xã hội. Trong khi đó Trung Quốc người ta có lịch sử ăn mày, lịch sử thương nhân, lịch sử trang phục... Ở Đức, người ta nghiên cứu lại cả những đám cưới thời Hitler. Cách hiểu về quá khứ của ta quá cổ lỗ và đơn điệu.

Mình sắp làm phim về Lý Công Uẩn, tôi ngờ lắm. Chúng ta có biết gì về thời gian đó đâu! Cung điện thời đó ra sao? Thành quách thế nào? Con người ăn mặc nói năng ra sao? Không ai biết. Gần đây nghe nói người ta còn định sang Trung Quốc để thuê ngựa về quay và ông Dương Trung Quốc đã phải nói ngay là dân ta xưa  đâu có sử dụng ngựa nhiều. Từ đây mà suy ra, thì khi đối diện với cái cuộc sống hiện ra trong phim, ai còn tin được điều gì!

Hoặc như lịch sử hiện đại. Hoạt động sưu tầm và quản lý sử liệu quá kém, các kho lưu trữ lại không mở ra cho các nhà làm Sử tham khảo. Các tài liệu phụ trợ như hồi ký thư từ, không được khai thác, hoặc trong không ít trường hợp là của giả.

Nói chung, chúng ta coi mảng lịch sử đó như một cái gì đã thành, chứ không đặt vấn đề nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện lại. Nói lịch sử chết cứng  trong các công thức cũ là với nghĩa vậy, và việc không có công trình nghiên cứu lịch sử nào ra hồn là chuyện đương nhiên

Ngay khối lượng thuần túy sách vở về Sử ở ta đã không đạt yêu cầu. Ở nước ngoài, từng  triều đại từng giai đoạn người ta nghiên cứu nát ra. Còn mình mỗi thứ  có được vài ba quyển, lại trùng hợp nhau chép lẫn của nhau. Gần đây có một thực tế là người nước ngoài viết về Sử Việt Nam tốt hơn người Việt Nam.

Nhiều  nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Hán không biết, tiếng Pháp, tiếng Anh... không biết. Kể cả một số thầy đầu ngành vài chục năm nay cũng chỉ  mài một số hiểu biết cũ ra viết lại. Các lớp  trò sau mỗi ngày  kém đi một chút.  Hỏi đến HS phổ thông, còn được cái gì?!

Nhận thức về quá khứ vốn là nhu cầu chính đáng của con người. Làm như hiện nay tức là  chúng ta tước bỏ nhu cầu đó và hướng họ sang những chuyện  vô bổ, họ chịu mãi sao được!

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.