Nghi lễ đầu năm của người Chăm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Ninh Thuận phối hợp với UBND huyện Thuận Bắc tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa”, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc).

Làng Chăm Bỉnh Nghĩa tiếng Chăm gọi là Palei Bal Riya. Vào tháng giêng Chăm lịch (khoảng tháng 4 dương lịch) hàng năm cộng đồng người Chăm tổ chức nghi lễ đầu năm. Những lễ vật dâng cúng là các sản vật địa phương do người dân nuôi trồng được. Thông qua việc dâng lễ thể hiện một đạo lý nhân văn sâu sắc của người Chăm. Đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng”. Đây là dịp các gia đình sum họp, quay quần bên nhau thưởng thức các món ăn truyền thống.

Nghi lễ đầu năm của người Chăm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển.

Trong nghi lễ đầu năm của làng Chăm Bỉnh Nghĩa có các lễ cúng Rija Harei, Rija Nagar, Po Patao Bin Thuer, Po Bia Chuai, Paralao Kasah, Po Ina Nagar Hamu Kut, Po Nai và Po Riyak. Kết thúc một chuỗi nghi lễ đầu năm là nghi lễ Ikak ghak ikak limah nhằm mục đích để cầu an, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với dân làng. Đồng thời, tống đưa những tai ương, xấu xa, bệnh tật của năm cũ ra khỏi làng.

Những lời khấn của chức sắc nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn, tri ân những người đã có công khai khẩn lập làng, ổn định đời sống dân làng.

Việc tổ chức nghi lễ giúp gắn kết cộng đồng Chăm thêm bền chặt, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Qua việc thực hành nghi lễ, người Chăm bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống như âm nhạc, ẩm thực, trang phục lễ hội và các nét sinh hoạt văn hóa gia đình. Vì vậy, cần phát huy các giá trị nghi lễ của người Chăm gắn với phát triển du lịch cộng đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Năm 2019, Sở VH,TT&DL đã phối hợp với UBND huyện Thuận Bắc và huyện Ninh Hải tham mưu UBND tỉnh Ninh Thuận xây dựng hồ sơ khoa học về Tập quán xã hội và tín ngưỡng “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa” và được Bộ VH,TT&DL ban hành Quyết định số 606/QĐ-BVHTTDL ngày 3-2-2021 về việc đưa “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thông qua nghi lễ, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn và tái hiện, trở thành ngày hội lớn, với ý nghĩa chủ đạo là cầu xin những điều tốt đẹp cho gia đình, dòng tộc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Qua đó, đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa nói riêng và một bộ phận người Chăm trong tỉnh nói chung.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.