Nghẹn đắng ở 'thủ phủ' khoai lang miền Tây

Tiếc ruộng khoai bỏ hoang, vợ ông Quang cắt dây khoai cho đàn dê ăn. Ảnh: Cửu Long
Tiếc ruộng khoai bỏ hoang, vợ ông Quang cắt dây khoai cho đàn dê ăn. Ảnh: Cửu Long
Tại Vĩnh Long, "thủ phủ" khoai lang lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, giá nông sản này đang rớt mạnh, thậm chí khoai loại 2 chỉ còn chưa đầy 100 đồng một kg khiến nhiều người bỏ mặc ngoài ruộng.

Chỉ vào 3 công khoai lang (3.000m2) đã xuống giống khoảng 2 tháng đang bị bỏ mặc, ông Nguyễn Văn Quang ở xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long than thở: "Chi phí xuống giống 10 triệu đồng, nhưng bây giờ đại lý vật tư nông nghiệp không bán thiếu nữa nên tôi không có tiền mua phân, thuốc chăm bón, đành bỏ luôn. Thấy vậy, vợ tôi cắt đem cho đàn dê ăn để đỡ phí".

Ông Quang cũng giống như nhiều hộ trồng khoai khác ở Vĩnh Long đang lâm vào tình cảnh khó khăn khi giá rớt mạnh, chỉ còn 90.000 đồng một tạ nhưng rất khó bán bởi thương lái ưu tiên lựa mua khoai tốt, số còn lại chỉ trả 5.000 đồng một tạ. Tính toán lại, ông Quang cho biết vụ khoai vừa rồi ông lỗ 30 triệu đồng với giá bán ra 150.000 đồng một tạ.

Nhiều người dân trồng khoai lang tính toán, trồng 1.000m2 khoai, nông dân phải chi phí 13-15 triệu đồng, trong khi tiền bán khoai thu được chỉ 5-6 triệu đồng với giá mua của thương lái như hiện nay.

“Nhà tôi vừa bán xong 5 công khoai, lỗ gần 40 triệu đồng. Số khoai loại 2, thương lái chê, mua với giá bèo, nếu thuê nhân công thu hoạch sẽ càng lỗ nên tôi bỏ luôn ngoài ruộng. Ai có nhu cầu lấy về cho heo, bò ăn thì cứ lấy", anh Huỳnh Văn Giàu, ở xã Thành Trung, Bình Tân, nói.

Còn hộ ông Nguyễn Văn Hồng cho biết trồng 10 công khoai, lỗ hơn 100 triệu đồng nên đã quyết định bơm nước vào ruộng để chuyển sang trồng lúa.

Nghẹn đắng ở 'thủ phủ' khoai lang miền Tây ảnh 1

Một đống khoai lang được người dân bỏ nhiều ngày qua bên đường ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Cửu Long

Tỉnh Vĩnh Long có khoảng 10.000 ha trồng khoai lang. Nông sản này là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích lớn, sản lượng cao nhưng đầu ra không ổn định, chủ yếu lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên giá cả rất bấp bênh. 


Giá bán khoai loại một hiện nay thấp hơn 10 lần so với lúc cao điểm 2 năm trước khi có giá một triệu đồng một tạ. Hiện, đã có hàng nghìn hecta đất trồng khoai được nông dân chuyển sang trồng lúa, nhiều nhất là xã Tân Hưng, huyện Bình Tân chuyển đổi 600 ha trên tổng số 1.400 ha khoai lang.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.