Nghe Trịnh Công Sơn hát chay ‘Nối vòng tay lớn’ trên đài phát thanh

Nghe Trịnh Công Sơn hát chay ‘Nối vòng tay lớn’ trên đài phát thanh
TPO - Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng hát ca khúc “Nối vòng tay lớn” không nhạc đệm trên Đài Phát thanh Sài Gòng đúng 3h chiều ngày 30/4/1975.

3h chiều ngày 30/4/1975, Đài phát thanh Sài Gòn phát lời giới thiệu: "Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em văn nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta. Đó là ngày chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước. Cũng như niềm mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất. Thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả những kết quả đó”. Sau đó, ông cất cao lới hát "Nối vòng tay lớn" mà không cần nhạc đệm kèm lời nhắn: “Hôm nay, tôi xin hát lại bài hát “Nối vòng tay lớn”, trên đài không có đàn ghi ta. Thực sự vòng tay lớn đã được nối kết”.

Player Loading...

Mới đây, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gây xôn xao dư luận khi có trong danh mục những bài hát “chưa được cấp phép phổ biến”.

Đáng nói, dù chưa được cấp phép phổ biến nhưng có nhiều đêm nhạc “Nối vòng tay lớn” được tổ chức nhiều năm qua, ca khúc “Nối vòng tay lớn” cũng được nhiều ca sĩ hát trong nhiều chương trình truyền hình lớn nhỏ… . Thậm chí, ca khúc còn được đưa vào sách giáo khoa lớp 9, môn Mỹ thuật và âm nhạc.

Ca khúc “Nối vòng tay lớn” được Richard Fuller, một người Mỹ, dịch ra tiếng Anh với tên gọi Great Circle Of Vietnam và trình bày trên sóng truyền hình. 

Player Loading...

Hiện Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) đã cấp phép cho ca khúc này được phổ biến trên toàn quốc.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.