Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 tại Hà Nam:

Nghệ thuật truyền thống đang quay lại với đời sống

0:00 / 0:00
0:00
TP - Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL), phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Hà Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại Nhà văn hoá Trung tâm tỉnh Hà Nam, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam từ 12 đến 28/10. Năm nay, 16 đơn vị nghệ thuật Chèo trên cả nước đã đăng ký tham gia với 27 vở diễn được hứa hẹn “đáng để chờ đợi”.

Trước ngày khai mạc, bà Trần Ly Ly – Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã chia sẻ với Tiền Phong những lý do khiến khán giả “phải đến” với ngày hội của sân khấu truyền thống này.

Chỉ còn vài ngày nữa là Liên hoan Chèo toàn quốc khai mạc, đánh giá tổng quan của bà về liên hoan năm nay như thế nào?

Liên hoan (LH) Chèo toàn quốc lần này là tín hiệu vô cùng mừng về nghệ thuật truyền thống sau Covid. Hầu hết các đoàn vẫn rất khó khăn để dựng vở, nhưng không ngờ hiện nay đã có 16 đoàn trên toàn quốc đăng ký tham dự với 27 vở diễn. Tại LH Chèo lần này, chúng tôi đánh giá cao tâm huyết và cố gắng của các nghệ sĩ, nhà hát... Nhìn vào danh sách đăng ký tham dự thì có thể lạc quan với lớp người kế tiếp bên cạnh các cây đa đề trong ngành. Đây cũng là đánh giá tổng quan cho hệ thống kịch bản, đạo diễn, sản xuất, những thành phần sáng tạo khác như âm thanh, ánh sáng, biên đạo, phục trang... Tôi tin các tác phẩm sẽ được đông đảo công chúng đón nhận.

Nghệ thuật truyền thống đang quay lại với đời sống ảnh 1

Bà Trần Ly Ly - Quyền Cục trưởng Cục NTBD

Một thực tế là hiện nay nghệ thuật truyền thống không còn sức hút như những năm tháng rực rỡ trước kia nữa, theo bà, có cách nào không để thu hút sự chú ý trở lại của công chúng?

Bây giờ tôi lại tự tin về chuyện nghệ thuật truyền thống đang quay lại với đời sống. Trong vòng tròn của sự phát triển, có lên có xuống, có điểm cao trào, thoái trào, thì giờ là điểm bắt đầu lên. Các hình thái nghệ thuật khi phát triển đến một mức nào đó, nó phải quay lại truyền thống để tìm kiếm chất liệu và cảm hứng sáng tạo mới. Và truyền thống chính là cốt lõi, nền tảng cho sự phát triển đương đại. Chúng ta không thể phát triển mà không có gốc được.

Bạn hỏi làm cách nào để thu hút công chúng, thì Liên hoan cũng là một cách thu hút. Nhưng đây là câu chuyện lớn, không phải một ngành làm được, nó liên quan đến giáo dục, đầu tư, truyền thông... Về phía chúng tôi và các nhà hát nghệ thuật sẽ cố gắng chung sức để làm ra tác phẩm tốt, đó chính là nền tảng để thu hút khán giả. Khi nó có giá trị tự nhiên sẽ nó có đất sống và có sự thu hút.

Nghệ thuật truyền thống đang quay lại với đời sống ảnh 2

Hình ảnh 10 cô gái Lam Hạ đã đi vào văn thơ và nhiều tác phẩm sân khấu

Bà nói, bà cảm nhận nghệ thuật truyền thống đang bật trở lại, có căn cứ nào không?

Đầu năm 2022 Cục NTBD đã tổ chức LH Tuồng và dân ca kịch tại Nghệ An và nhận được sự đón nhận vô cùng lớn từ phía khán giả. Có người mang theo hai cái bánh mì, hai chai nước, mắc võng nghỉ lại qua đêm để xem. Sau đó là LH Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc thu hút 22 đoàn tham gia biểu diễn, cũng tạo ra sức thu hút rất lớn với công chúng. Điều đáng mừng là giờ đây sức thu hút của các tác phẩm không còn bị phân biệt giữa công và tư nữa, mà nó có sự tràn ra. Ta biết là có thời điểm dân chúng chỉ thích show tư nhân vì nó có tính mới, lạ, còn show của nhà hát công thường bị lối mòn. Thì giờ đây nó có sự tràn qua, giao thoa rồi, vừa giữ được chất lượng, vừa có tính mới.

BTC Liên hoan Chèo quyết định chọn Hà Nam làm nơi đăng ký tổ chức, có lý do đặc biệt nào không thưa bà?

Về nguyên tắc thì các vùng Bắc Bộ như Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình... sẽ được lần lượt được đăng cai tổ chức các LH nghệ thuật. Lần này chúng tôi chọn Hà Nam, mặc dù chưa bao giờ tổ chức LH Chèo tại đây, nhưng trước đó, tỉnh đã đăng ký tổ chức đại lễ Vesak tại chùa Tam Chúc rất thành công. Đây rõ ràng là một thành phố đang phát triển, có thế mạnh về du lịch tâm linh và có ý thức đề cao các giá trị truyền thống. Một liên hoan nghệ thuật truyền thống thì nên được tổ chức ở những nơi giá trị truyền thống được coi trọng.

Sẽ có nhiều khán giả trẻ đến nghe Chèo

Để nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và bồi dưỡng lòng yêu Chèo, đặc biệt với thế hệ trẻ, trong khuôn khổ LH lần này, Sở VHTTDL tỉnh Hà Nam đã khuyến khích các đơn vị trong địa bàn tỉnh tạo điều kiện cử cán bộ, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân đến tham dự, xem và cổ vũ cho Liên hoan. Đặc biệt, theo tiết lộ từ lãnh đạo Sở, sẽ có một lượng lớn khán giả là giáo viên, học sinh (từ 300-600 người/mỗi suất diễn) sẽ đến nghe Chèo như một hoạt động ngoại khoá.

Là một trong những địa phương có truyền thống Chèo và vẫn duy trì được phong trào hát Chèo trong đời sống thường nhật, tỉnh Hà Nam hiện có gần 100 câu lạc bộ hát dân ca và chèo, có CLB đã hoạt động hơn 10 năm. Thành viên đều là những nông dân, công nhân không chuyên, nhưng có một tình yêu sâu sắc với nghệ thuật Chèo.

Năm nay tỉnh Hà Nam sẽ góp mặt hai vở Chèo để tham dự liên hoan. Một trong số đó là vở “Những vì sao không tắt” nói về sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái Lam Hạ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc ngay trên chính quê hương Lam Hạ, thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Một vở khác “Khóc giữa trời xanh” như là một hành động chiêu tuyết cho Thái sư Lê Văn Thịnh – một nhân vật lịch sử nổi danh gắn liền với vụ án nổi tiếng ở hồ Dâm Đàm.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.