Nghệ thuật Kintsugi của người Nhật: "Nâng tầm vết thương" từ chất liệu sơn mài

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mặc dù tên gọi “Kintsugi” khiến nhiều người lầm tưởng là “dùng vàng để chắp vá” nhưng chất liệu chính được sử dụng trong kỹ thuật này lại là… sơn mài. Không chỉ mang đến nguồn cảm hứng sáng tạo mới mẻ cho người nghệ nhân, nghệ thuật "nâng tầm vết thương" Kintsugi còn ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc của người Nhật.

Nhật Bản là đất nước có nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, không chỉ mang nét đặc trưng dân tộc mà còn thể hiện biểu tượng của cái đẹp, của sự tinh tế. Từng có một thời gian, những nghệ nhân Nhật Bản đã khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ trước Kintsugi - một loại hình nghệ thuật thủ công truyền thống dùng để phục chế đồ gốm, sứ bị hỏng hoặc vỡ.

Nghệ thuật Kintsugi của người Nhật: "Nâng tầm vết thương" từ chất liệu sơn mài ảnh 1

Hàn gắn những đồ gốm đã vỡ trở thành nghệ thuật độc đáo của người Nhật.

Trong tiếng Nhật, từ Kintsugi có nghĩa là “hàn gắn bằng vàng”. Điều này đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng, đây là kỹ thuật dùng vàng để chắp vá đồ gốm nhưng thực tế, chất liệu chính được sử dụng lại là sơn mài. Sau khi dùng sơn mài để kết gắn những mảnh gốm bị vỡ, người thợ sẽ phủ lên vết vá một lớp bột bằng vàng, bạc hoặc bạch kim để tăng tính thẩm mỹ cho món đồ.

Nghệ thuật Kintsugi của người Nhật: "Nâng tầm vết thương" từ chất liệu sơn mài ảnh 2

Chiếc bát đã vỡ trở nên độc đáo hơn sau khi được phủ “vàng ròng”.

Khi nghệ thuật độc đáo này phát triển và trở thành một trong những nét đẹp đặc trưng của xứ sở hoa anh đào, các nghệ nhân người Nhật đã tự đập vỡ những món đồ bằng gốm, sau đó "tô vẽ" chúng trở thành một tác phẩm sáng tạo và cuốn hút hơn. Cùng một mẫu đồ gốm nguyên vẹn ban đầu nhưng mỗi vết nứt lại là nguồn cảm hứng mới cho những "đôi tay khéo léo" của người thợ sơn mài.

Cách người nhật tạo nên “nghệ thuật riêng biệt” cho những món đồ gốm. (Nguồn: @chimahaga)

Nghệ thuật Kintsugi của người Nhật: "Nâng tầm vết thương" từ chất liệu sơn mài ảnh 3

Những chiếc đĩa đã vỡ trở thành đồ trang trí với vẻ đẹp đầy nghệ thuật.

Kintsugi thường có 3 phương pháp: Phục hồi, thay thế và ghép lai. Trong đó, phương pháp ghép lai được coi là kỹ thuật khó nhất bởi nó đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ của người nghệ nhân khi phải lựa chọn những mảnh vỡ phù hợp và tương đồng không chỉ về màu sắc mà còn cả bố cục, họa tiết…

Vẻ đẹp riêng biệt được tạo nên qua nghệ thuật Kintsugi. (Nguồn: @chimahaga)

Không chỉ là một bộ môn nghệ thuật cổ xưa, Kintsugi còn ẩn chứa nhiều triết lý sống sâu sắc của người Nhật. Họ xem việc phục chế, sửa chữa vết nứt như là một phần lịch sử của đồ vật mà chúng thuộc về.

Nghệ thuật Kintsugi của người Nhật: "Nâng tầm vết thương" từ chất liệu sơn mài ảnh 4

Đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân người Nhật tạo nên những tác phẩm độc đáo.

Mặc dù mất đi hình dạng nguyên vẹn, hoàn hảo ban đầu nhưng qua nghệ thuật hàn gắn, đồ gốm đã phơi bày vẻ đẹp “trần trụi” với những khiếm khuyết của chúng. Giống như trang điểm để nâng tầm vẻ đẹp và giá trị của con người, người Nhật cũng có cách “làm đẹp” riêng cho đồ gốm khi đưa một sản phẩm “lỗi” đầy những "vết sẹo" trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang biểu tượng của sức mạnh, sự mong manh và cái đẹp trong sự thiếu hoàn hảo.

Nghệ thuật Kintsugi của người Nhật: "Nâng tầm vết thương" từ chất liệu sơn mài ảnh 5

Những món đồ gốm khoác lên mình vẻ đẹp riêng của những vết nứt.

Nghệ thuật Kintsugi của người Nhật: "Nâng tầm vết thương" từ chất liệu sơn mài ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm